Bản tin Thương vụ Thái Lan ngày 21/3/2016
Chính phủ Thái Lan gia hạn thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép nhập khẩu vào Thái Lan
Chính phủ Thái Lan vừa gia hạn thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu vào Thái Lan trong thời hạn 3 năm. Thời hạn áp dụng sẽ bắt đầu từ ngày 27 tháng 2 năm 2016 và kéo dài đến hết 26 tháng 2 năm 2019.
Căn cứ theo Điều 9, Chú thích 2 trong cam kết về biện pháp tự vệ, các biện pháp sẽ không được áp dụng với các sản phẩm được nhập khẩu từ hoặc xuất khẩu đến các quốc gia đang phát triển nếu thị phần nhập khẩu sản phẩm đó không vượt quá 3%.
Thêm vào đó, việc miễn đối với thuế tự vệ sẽ tiếp tục được áp dụng đối với một số nhà nhập khẩu vì mục đích quy trình cuộn lạnh; phục vụ ngành ô-tô; quy trình làm cứng; và nhập khẩu và tái xuất. Các sản phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích sản xuất, chế biến thêm hoặc chèn thêm vào sản phẩm hoàn thiện và được xuất khẩu từ Thái Lan căn cứ theo Luật điều hành Khu công nghiệp Thái Lan; Luật Xúc tiến Đầu tư; Luật Hải quan.
Giá đường của Thái Lan có xu hướng tăng
Các nhà mua đường của Thái Lan đang nỗ lực trả giá cao hơn nhằm bảo đảm nguồn cung do tình hình hạn hán khiến sản lượng thu hoạch mía giảm thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Giá đường Thái Lan, giữa thời điểm tháng 3 và 5 được chào ở mức cao hơn 0,85 cent đến 0,9 cent tại các phiên giao dịch ở New York. So với cùng thời điểm của tuần thứ 2 tháng 3, mức giá trên cao hơn 31%.
Thái Lan, nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai trên thế giới sẽ phải đối mặt với sản lượng mía giảm dưới 100 triệu mét khối tấn trong vụ mùa 2015-16 kết thúc vào tháng 9/2016. Đây là mức thấp nhất kể từ thời điểm năm 2011-12. Trong 90 ngày đầu tiên của năm 2016, khối lượng đường chỉ đạt khoảng 10%.
Diễn biến tình hình El Nino cũng khiến cho nhu cầu giảm đối với mặt hàng đường do những ảnh hưởng có thể khiến các nhà sản xuất như Brazil và Ấn Độ gặp khó khăn. Giao dịch cho những đơn đặt hàng tương lai tại New York tăng 9,3% trong tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 10/2015.
Các chuyên gia nhận định sản lượng thu hoạch cây mía có thể đạt 90 triệu tấn do hàm lượng đường trong mỗi cây mía thấp hơn. Tình hình hạn hán kéo dài cũng ảnh hưởng đến chất lượng của cây mía. Người mua đường của Thái Lan đối với thời điểm tháng 5 và 7/2016 sẵn sàng trả giá cao hơn từ 0,95 cent đến 1 cent đối với các đơn đặt hàng tương lai giao dịch tại New York. Đây là mức giá cao hơn từ 0,7 - 0,8 cent trong một tuần trước.
Đấu thầu gạo cũ có thể được chào bán đến các nhà mua người nước ngoài
Bộ Thương mại Thái Lan đang xem xét khả năng mở bán lượng gạo cũ đến các nhà mua người nước ngoài bên cạnh người mua nội địa nhằm hiện thực hóa mục tiêu bán 5 triệu tấn gạo cũ trong năm nay.
Nội dung đề xuất trên đang được Bộ Thương mại Thái Lan xem xét do việc chào bán loại gạo cũ tới các nhà đầu tư nước ngoài do những đòi hỏi về đấu thầu quốc tế cần quy trình kiểm tra khối lượng lớn về giấy tờ.
Khối lượng gạo dự trữ, tại thời điểm hiện tại, ở mức 11 triệu tấn. Đợt đấu thầu mới kéo dài 1-2 tháng sẽ được tổ chức giữa thời điểm tháng 3 và 7/2016 khi người nông dân không có gạo chào bán trên thị trường. Phiên đầu thầu tiếp theo sẽ diễn ra vào cuối tháng 3/2016. Khối lượng gạo đấu thầu dự kiến đạt 400.000-500.000 tấn.
Trong phiên đấu thầu gần đây nhất vào ngày 16 & 17/02, Ủy ban Chính sách Gạo Quốc gia của Thái Lan đã thông qua tổng cộng 362.864 tấn thuộc loại gạo cũ trên tổng mức 570.000 tấn gạo được chào bán. Trong số này, 141.489 tấn gạo được bán cho người mua thường và 221.375 tấn gạo được bán cho các nhà công nghiệp chủ yếu phục vụ mục đích làm thức ăn gia súc và mì. Mức giá trung bình khoảng 6-7 Bạt/kg.
Ở một diễn biến khác, các nhà chức trách của Thái Lan sẽ bắt đầu tiến hành thảo luận về giá và điều khoản với các nhà chức trách Trung Quốc trong tháng tới trước khi vận chuyển 100.000 tấn gạo tới Trung Quốc. Đây là một phần trong thỏa thuận 2 triệu tấn gạo của Thái Lan đã được Trung Quốc mua.
Nguồn nước từ các nhà máy thực phẩm phải được tái sử dụng
Bộ Công nghiệp có kế hoạch tái sử dụng nguồn nước từ 2.300 nhà máy thực phẩm để sử dụng đối với các đất đai ở xung quanh và giảm thiểu tác động của tình trạng hạn hán đối với một loại cây trồng chính.
Trong tuần trước, các nhà chức trách Thái Lan đã bắt đầu đưa ra các quy định cho phép nước từ các nhà máy, nếu đạt đủ tiêu chuẩn được tái sử dụng. Quy định mới chỉ được áp dụng đối với các nhà máy thực phẩm nhằm tránh việc làm giảm các chất độc có hại đến môi trường.
Hiện chỉ có 2.300 nhà máy trong tổng số 6.000 nhà máy thực phẩm đủ điều kiện và tiêu chuẩn để tham gia vào chương trình tái sử dụng nước. Trong số này, 552 nhà máy ở phía Bắc, 253 nhà máy ở khu vực trung tâm, 322 nhà máy ở phía Tây, 851 nhà máy ở phía Đông Nam, 276 ở phía Tây và 46 ở phía Nam.
Tổng lượng nước được cung cấp khoảng 500.000 mét khối nước/ngày trong vòng 4 tháng từ tháng 3 đến tháng 6 khi tình trạng hạn hán sẽ chấm dứt. Khối lượng nước 500.000 mét khối/ngày sẽ đủ để dùng cho khoảng 50.000 rai (80 triệu mét vuông). Nguồn nước từ các nhà máy này chỉ được cung cấp tới khu vực nông nghiệp gần nhà máy.
Nợ công của Thái Lan giảm 24,3 tỉ Bạt trong tháng 1/2016
Nợ công của Thái Lan trong tháng 1/2016 giảm 24,3 tỉ Bạt (692 triệu USD) so với tháng 12/2015. Tổng mức nợ công của Thái Lan, tính đến thời điểm hiện tại, đạt 5,98 nghìn tỉ Bạt (170 tỉ USD) tương đương 44,05% tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan.
Trong số đó, 4,387 nghìn tỉ Bạt (124 tỉ USD) là nợ chính phủ, giảm 22,8 tỉ Bạt (649 triệu USD); 1,04 nghìn tỉ Bạt (39,8 tỉ USD) của doanh nghiệp nhà nước, giảm 431 triệu Bạt (12 triệu USD); và 531,12 tỉ Bạt (15,1 tỉ USD) từ việc bán trái phiếu chính phủ, giảm 1,14 tỉ Bạt (32,4 triệu USD). Mức nợ của cơ quan nhà nước đạt 17,45 tỉ Bạt (497 triệu USD) trong tháng 1/2016, giảm 5,09 triệu Bạt (145.000 USD) so với tháng 12/2015.
94,14% nợ công có nguồn gốc từ nội địa và chỉ 5,86% có nguồn gốc từ quốc gia bên ngoài Thái Lan. Xét về kỳ hạn, 85,67% khoản nợ được xét trong dài hạn và 14,33% được xét trong ngắn hạn.
Giá tiêu dùng của Thái Lan giảm trong tháng 2/2016
Giá tiêu dùng tiếp tục giảm trong tháng thứ 14 liên tiếp trong tháng 2/2016. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tín hiệu tốt nhờ những biện pháp thúc đẩy nền kinh tế của Chính phủ Thái Lan.
So với cùng kỳ năm 2015, mức giảm giá tiêu dùng của Thái Lan ở mức 0,5% thấp hơn so với mức giảm 0,53% trong tháng 1/2016 và 0,97% và 0,85% lần lượt trong tháng 11, 12/2015. Nguyên nhân dẫn đến giá tiêu dùng giảm xuất phát từ việc giảm giá dầu bán lẻ, xe bus công cộng, khí ga dùng để nấu nướng và điện tiêu dùng.
So với cùng thời điểm tháng 1/2016, giá tiêu dùng tăng 0,15%. Đây là mức tăng đầu tiên kể từ tháng 11/2015 chủ yếu nhờ những biện pháp kích thích nền kinh tế phát triển của Chính phủ Thái Lan qua việc chi tiêu xây dựng và mức tiêu dùng chung tăng.
Mức giá của mặt hàng hoa quả và rau củ đều tăng, trong khi giá thuốc lá tăng 18,5% nhờ chính sách áp dụng mức tăng thuế mới dựa trên cả giá trị và khối lượng đã được nội các thông qua kể từ thời điểm 09/02 với mục tiêu giảm tiêu dùng thuốc lá. Việc tăng mức thuế mới sẽ giúp tăng thêm 12 tỉ Bạt (337 triệu USD) trong năm đầu tiên thực hiện và 15 tỉ Bạt (421 triệu USD) trong năm tiếp theo.
Mức lạm phát, chưa bao gồm biên độ tăng giá thực phẩm và năng lượng, ở mức 0,68% tại thời điểm tháng 02/2016 so với mức 0,59% vào tháng 02/2016 và 0,68% vào tháng 12/2015.
Tổng mức giảm giá tiêu dùng trong 02 tháng đầu tiên của năm 2016 ở mức 0,52% so với cùng thời điểm của năm 2015 với mức lạm phát khoảng 0,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức lạm phát tăng là kết quả của nhiều biện pháp thức đẩy kinh tế của Chính phủ Thái Lan.
Theo dự báo, mức lạm phát sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, mức dự báo lạm phát cũng được điều chỉnh ở mức 0-1% trong năm nay so với dự báo 1-2% trước đó. Việc điều chỉnh trên là kết quả của dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 2,8-3,8% trong bối cảnh giá dầu ở mức USD 30-40/thùng và tỉ giá ngoại tệ ở mức 36-38 Bạt/USD.
Các nhà sản xuất được kêu gọi cắt giảm lượng nước sử dụng
Ủy ban thường trực về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng Thái Lan (JSCCIB) kêu gọi các nhà sản xuất cắt giảm lượng nước sử dụng trong nỗ lực hạn chế những tác động xấu có thể xảy ra do tình trạng hạn hán kéo dài.
Lượng nước sử dụng tại các nhà máy sản xuất được kỳ vọng giảm ở mức 20-30% tại thời điểm hiện tại đến cuối tháng 06/2016 khi tình trạng hạn hán có thể chấm dứt. Các nhà sản xuất lớn là đối tượng được Ủy ban thường trực về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng Thái Lan (JSCCIB) hướng tới trong chiến dịch kêu gọi giảm lượng nước sử dụng.
Theo như thỏa thuận giữa các đơn vị tư nhân, cơ quan Chính phủ và các đơn vị tiêu thụ nước lớn, 66% khối lượng nước tại các bể chứa sẽ được sử dụng phục vụ mục đích nông nghiệp. Trong khi đó, 7,3% khối lượng nước sẽ được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, 10,2% sử dụng phục vụ mục đích cá nhân, 15,4% sử dụng vì mục đích giảm thiểu xâm nhập mặn và phần còn lại 0,43% trong lĩnh vực du lịch.
Mặc dù, ngành công nghiệp chưa phải chịu ảnh hưởng nặng nền của tình trạng hạn hán. Tuy nhiên, ngành công nghiệp đã chuẩn bị đối phó tốt với tình huống bằng việc dự trữ một khối lượng lớn nước dự trữ. Trong khi đó, ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình hình hạn hán và chắc chắn sẽ có tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của Thái Lan. Ảnh hưởng của tình trạng hạn hán đến ngành nông nghiệp sẽ khiến cho nhu cầu đối với nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp giảm sút.
Brazil thách thức ngành sản xuất đường Thái Lan
Thái Lan đang có nguy cơ đối mặt với cáo buộc của Brazil cho rằng việc trợ giá đối với các nhà sản xuất đường nội địa gián tiếp ảnh hưởng khiến cho giá đường thế giới giảm sút. Tổng mức thiệt hại đối với Brazil được ước tính đạt khoảng 1,2 tỉ USD/năm.
Đây không phải lần đầu tiên Brazil cáo buộc Thái Lan về việc trợ giá đối với mặt hàng đường. Trước đó, vào thời điểm cuối năm 2015, các nhà sản xuất đường Brazil đã thu thập nhiều chứng cứ sẵn sàng kiện Thái Lan và Ấn Độ. Phía Brazil cho rằng các chính sách ưu đãi của Thái Lan đối với ngành sản xuất đường đã giúp quốc gia này tăng thị phần xuất khẩu đường thế giới từ 12,1% lên mức 15,8% trong vòng 4 năm qua. Cùng trong thời điểm này, thị phần của Brazil giảm sút từ mức 50% xuống mức 44,7%.
Phía Brazil cũng cho biết thêm rằng việc hỗ trợ của Chính phủ Thái Lan đối với người nông dân trồng mía và các nhà sản xuất đường phải cần tuân thủ các cam kết thương mại quốc tế. Việc lợi dụng kẽ hở để tăng thị phần tại thị trường quốc tố có tác động không nhỏ đối với các nhà sản xuất đường Brazil.
Phản ứng của Thái Lan trước những cáo buộc của Brazil tập trung đều cho rằng đây là những cáo buộc không có căn cứ. Chính phủ Thái Lan không trợ giá nhà sản xuất. Mọi quy định về thương mại quốc tế đều được Chính phủ Thái Lan tuân thủ nghiêm ngặt.
Giải trình về khoản tiền của các nhà sản xuất đường của Thái Lan hỗ trợ người nông dân, đây là khoản tiền được trích từ quỹ cây mía và đường của Thái Lan và hoàn toàn tự gây quỹ. Trong trường hợp không dủ ngân sách, tiền hỗ trợ sẽ được trích từ khoản văn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp.
Vào năm 2014, Brazil từng giành chiến thắng trong vụ kiện EU về chính sách sản xuất đường có ảnh hưởng đến thị trường thế giới.
Các nhà sản xuất cao su ASEAN đồng ý cắt giảm khối lượng xuất khẩu
Dự báo giá cao su toàn cầu sẽ phục hồi trong năm nay sau khi Việt Nam đồng ý đề xuất của 3 quốc gia Đông Nam Á khác gồm Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và Ma-lay-xi-a cắt giảm khối lượng xuất khẩu mặt hàng cao su ở mức 15% trong thời hạn 6 tháng nhằm mục đích tăng giá trị xuất khẩu.
Theo như nội dung thỏa thuận, ba quốc gia Đông Nam Á sẽ tăng cường tiêu thụ nội địa đối với mặt hàng cao su thông qua việc xây dựng đường và đường ray. Thái Lan dự kiến sẽ cắt giảm khoảng 300.000 tấn trong khi In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a chấp thuận cắt giảm lần lượt ở mức 200.000 tấn và 30.000 tấn.
Trong năm 2015, Thái Lan đã xuất khẩu được tổng cộng 3,8 triệu tấn cao su, In-đô-nê-xi-a xuất khẩu 3,7 triệu tấn, Việt Nam xuất khẩu được 1 triệu tấn và Ma-lai-xi-a xuất khẩu được 400.000 tấn. Tổng khối lượng sản xuất cao su của cả 4 quốc gia trên chiếm 70% khối lượng sản xuất toàn cầu.
Quyết định cắt giảm khối lượng xuất khẩu của Việt Nam vẫn cần thêm thời gian xem xét trước khi được các nhà chính sách thông qua. Kể từ thời điểm năm 2009, giá cao su thế giới đã giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thấp của Trung Quốc.
Giá thị trường của cao su tấm chưa xông khói đạt khoảng 45 Bạt/kg (1,2 USD) dưới mức chi phí sản xuất của người nông dân trung bình khoảng 55-60 Bạt/kg (1,5-1,6 USD).
Sản lượng cao su hàng năm của Thái Lan đạt khoảng 4,5 triệu tấn. Trong khi đó, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam đạt lần lượt khoảng 3,7 triệu tấn, 700.000 tấn và 1,1-1,2 triệu tấn. Sản lượng cao su trung bình của thế giới vào khoảng 12,5 triệu tấn.
Dự báo trong năm 2016, sản lượng sản xuất cao su của Thái Lan sẽ giảm 5% xuống mức 250.000 tân/năm. Mức sản lượng này đã bao gồm việc cắt giảm diện tích trồng 200.000 - 300.000 rai (32.000 – 48,000) trên tổng diện tích khoảng 19 – 20 triệu rai (3 triệu – 3,2 triệu).
Ủy ban Đầu tư Thái Lan thông qua nhiều dự án thúc đẩy đầu tư
Ủy ban Đầu tư Thái Lan thông qua kế hoạch miễn thuế trong thời hạn 3 và 5 năm đối với các dự án đầu tư trong khuôn khổ chương trình “Mỗi làng, một nhà sản xuất”. Ngoài ra, BOI cũng thông qua các chương trình miễn thuế đối với các doanh nghiệp lớn tăng cường đầu tư tại địa phương.
Kế hoạch miễn thuế trong thời hạn 3 năm được áp dụng đối với các tập đoàn lớn có nguyện vọng đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ kinh doanh nội địa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, kế hoạch miễn thuế trong thời hạn 5 năm hướng tới đối tượng người nông dân có kế hoạch phối hợp cùng nhau để xây dựng các nhà máy chế biến nông nghiệp.
Điều kiện áp dụng đối với các dự án đầu tư phải nộp đơn trong năm nay và bắt đầu đi vào hoạt động trong năm tới. Các dự án có thể được hỗ trợ miễn thuế 100% toàn bộ khoản đầu tư. Các nhà điều hành nhà máy chế biến nông nghiệp, du lịch và chương trình “Mỗi làng, một nhà sản xuất” là đối tượng chính của kế hoạch miễn thuế của Ủy ban Đầu tư Thái Lan.
Phạm vi áp dụng của chương trình miễn thuế cũng được mở rộng tới 3 lĩnh vực siêu phân vùng – thực phẩm, hàng không, và robot. Với nhóm siêu phân vùng – thực phẩm và hàng không, kế hoạch miễn thuế hoàn toàn áp dụng trong thời hạn 8 năm và một nửa trong thời hạn 5 năm tiếp theo. Riêng đối với khu vực siêu phân vùng hàng không, các dự án đầu tư phải tại vị trí gần với sân bay ở 14 tỉnh thành bao gồm Samut Prakan, Bangkok, Nakhon Pathom, Pathum Thani, Chachoengsao, Chon Buri, Rayong, Chiang Rai, Phitsanulok, Nakhon Sawan, Lop Buri, Nakhon Ratchasima, Surat Thani và Songkla.
Chính phủ Thái Lan đưa nước uống vào diện kiểm soát giá
Trong diễn biến mới nhất của tình hình hạn hán kéo dài, Chính phủ Thái Lan vừa quyết định đưa nước uống vào diện kiểm soát giá để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng thông qua việc theo dõi những biến động về giá của mặt hàng này.
Các nhà chức trách kêu gọi người dân tích trữ ít nhất 60 lít nước uống trong gia đình trong thời kỳ hạn hán đang diễn ra từ đầu năm nay đến hết tháng 5/2016 do những quan ngại về vấn đề thiếu hụt nguồn nước uống tại gia đình ở Bangkok, Nonthaburi và Samut Prakan. Vụ Thương mại Trong nước sẽ tổ chức cuộc họp với 11 nhà sản xuất nước uống vào ngày 3/9 để đánh giá về tác động của việc thiếu hụt nguồn nước.
Sông Chao Phraya cũng phải đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn trong năm nay do khối lượng nước giảm sút và gián tiếp gây ra các vấn đề về việc sản xuất nước tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên, các nhà chức trách cũng tự tin rằng vấn đề trên sẽ không ảnh hưởng đến việc tạm dừng cung cấp nước đến 12 triệu người dân bao gồm các công ty và cơ quan nhà nước tại ba tỉnh, thành phố trên.
Tính đến thời điểm tháng 1/2016, danh mục hàng hóa và dịch vụ bị đưa vào diện kiểm soát giá bao gồm 41 mặt hàng, không thay đổi so với năm ngoái. Danh sách này bao gồm các sản phẩm thiết yếu hàng ngày như thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm liên quan đến trang trại như thuốc trừ sâu, phân bón, thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, giấy, dầu và thuốc.