Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Luật Dầu khí cần mang đặc thù dầu khí

Muốn giúp duy trì được tốc độ phát triển ngành dầu khí để trở thành động lực cho nền kinh tế, phải tiếp tục xây dựng thể chế, cơ chế, hành lang pháp lý.

Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, chia sẻ: Làm sao để một nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí chỉ cần đọc Luật Dầu khí là làm được

Ngành dầu khí có nhiều đóng góp quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi, phát sinh những vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động dầu khí, nên việc sửa đổi Luật Dầu khí đang là vấn đề cấp bách.

‘Lỗ hổng’ trong Luật Dầu khí hiện hành

Luật Dầu khí ra đời năm 1993, qua hai lần sửa đổi vào năm 2000 và năm 2008 đã hình thành khung pháp lý cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thế nhưng, từ năm 2015 đến nay, hàng loạt luật mới được sửa đổi, hoặc ban hành mới, như Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai (chuẩn bị sửa đổi) và Luật Bảo vệ môi trường (có hiệu lực 1/1/2022)… khiến môi trường hoạt động của ngành dầu khí có nhiều thay đổi.

“Đặc biệt là từ khi xảy ra khủng hoảng nợ công ở châu Âu và trước đó là khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Mỹ, đã tác động đến kinh tế thế giới, làm cho giá dầu biến đổi rất lớn. Ngành dầu khí Việt Nam cũng đặt trong bối cảnh như vậy”, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, chia sẻ.

“Vì vậy, muốn giúp duy trì được tốc độ phát triển ngành dầu khí để nó trở thành động lực cho nền kinh tế thì chúng ta phải tiếp tục xây dựng thể chế, cơ chế, hành lang pháp lý. Chúng ta hãy hình dung nó như một cái áo phù hợp với cơ thể mạnh khỏe”, ông Nguyễn Đức Kiên khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Lê Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, hoạt động đầu tư của PVN nằm trong hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí nói chung đang chịu quản lý của các luật khác ngoài Luật Dầu khí. Vì vậy, đó là nguyên nhân gây cản trở, chậm trễ trong triển khai, cũng như tổ chức triển khai các dự án thăm dò khai thác dầu khí.

“Cần có hành lang pháp lý để tạo cơ chế chính sách mang đặc thù dầu khí, từ đó có cơ chế xử lý các vấn đề rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tìm kiếm thăm dò. Cụ thể, khi ký kết, tiến hành các hoạt động tìm kiếm thăm dò, chúng ta không thể biết là có dầu, có khí, hay sẽ không có gì cả… Thực tế, không ít nhà đầu tư nước ngoài khi thăm dò ở Việt Nam đã phải rời bỏ do không tìm thấy dầu khí”, ông Lê Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết.

Ông Lê Ngọc Sơn, Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định: Các nội dung luật pháp về dầu khí giúp cho hoạt động dầu khí trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam nói chung và hoạt động của PVN nói riêng mang đầy đủ đặc trưng, đặc thù của ngành dầu khí theo thông lệ quốc tế

Luật Dầu khí cần mang đặc thù dầu khí

Theo ông Nguyễn Đức Kiên, dựa trên các cơ sở tổng kết thực hiện Luật Dầu khí và căn cứ vào diễn biến thực tế, có thể đặt ra 7 nhóm vấn đề trong quá trình sửa đổi Luật Dầu khí.

Nhóm vấn đề thứ nhất về hành lang pháp lý của PVN. Cụ thể, Luật Dầu khí hiện hành khẳng định vị trí, vai trò của tập đoàn, thế nhưng, khi ấy mới chỉ có quyết định thí điểm thành lập tập đoàn năm 2007 của Trung ương. Đến bây giờ thì có Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, có thêm Nghị định số 131/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ quản lý của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Như vậy, những vấn đề về quản lý nhà nước, những vấn đề đại diện vốn được quy định trong đó cần phải sửa đổi.

“Vấn đề thứ hai là hợp đồng dầu khí. Chúng ta thấy hợp đồng này luôn có tính chất rất đặc thù. Hợp đồng dầu khí và phân lô, trong đó có phân lô, thời gian khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, rồi đến khai thác… thì cần phải xác định phân lô thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước nào? Những vấn đề khác có cần trình đến Thủ tướng hay không? Chúng ta phải phân cấp, phân quyền rõ ràng. Kinh nghiệm quốc tế là tách bạch cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp là rất chính xác”, ông Nguyễn Đức Kiên chia sẻ.

Vấn đề thứ ba: PVN như trong Luật Dầu khí sửa đổi vẫn được ủy quyền thực hiện một số việc mà các cơ quan quản lý nhà nước không làm.

Vấn đề thứ tư là thuế. Thuế bao gồm thuế cho người lao động và thuế các doanh nghiệp tham gia tập đoàn. Đặc biệt, phần thuế tài nguyên phải được xác định rõ, PVN hay doanh nghiệp khác khai thác cũng phải có trách nhiệm nộp thuế. 

Sau khi Luật Dầu khí của 2008 sửa đổi bổ sung, từ năm 2009 đến 2015 có 40 hợp đồng dầu khí được ký mới. Trong khi đó, giai đoạn 2015 đến nay do ảnh hưởng của giá dầu nên chỉ được 30 hợp đồng

Vấn đề thứ năm là đối tác công-tư trong hợp đồng dầu khí. "Trong Luật Đối tác công-tư, ta thấy rủi ro Nhà nước cùng chia sẻ với doanh nghiệp, lợi nhuận thì Nhà nước cùng hưởng với doanh nghiệp. Thế nhưng ở đây đặt ra vấn đề doanh nghiệp Việt hay là doanh nghiệp, đối tác nước ngoài? Đối tác nước ngoài thì chúng ta hỗ trợ như thế nào, đối tác Việt thì ra sao?”, ông Kiên đặt câu hỏi.

Vấn đề thứ sáu là ưu đãi các doanh nghiệp Việt trong quá trình thăm dò, khai thác dầu khí để phát triển công nghiệp dầu khí. Theo ông Nguyễn Đức Kiên, “chúng ta nên quy định trong luật là những việc gì mà doanh nghiệp Việt làm được thì các nhà khai thác dầu khí nước ngoài khi vào Việt Nam phải giao cho nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam. Và lúc này chúng ta hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thuế để họ sẵn sàng giao lại cho tập đoàn”.

Cuối cùng, với đặc thù lĩnh vực dầu khí, không thể áp dụng những quy định chung chung. “Cần có quy định, cơ chế đặc thù cho PVN và cho riêng khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Đây là những vấn đề mà chúng ta phải đặt ra trong quá trình xây dựng Luật Dầu khí sửa đổi”, ông Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.


Nguồn:Chinhphu.vn Copy link

Tin nổi bật

Liên kết website