Khởi công 85 công trình lưới điện trong 9 tháng qua
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết trong tháng 9/2021, các đơn vị vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vướng mắc GPMB, trong công tác thi công do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, nhiều địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.
Vì thế, tiến độ thi công các công trình nguồn điện và lưới điện quan trọng bị ảnh hưởng.
Lũy kế 9 tháng năm 2021 đã khởi công 85 công trình lưới điện; hoàn thành đóng điện 80 công trình lưới điện 110-500 kV, trong đó đã khởi công dự án trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối; đóng điện đường dây 220 kV Đông Hà - Lao Bảo, hoàn thành toàn bộ dự án; đóng điện nâng công suất các trạm biến áp 220 kV Vinh, Giá Rai, Huế, trạm biến áp 110 kV Bắc Thành Công (Hà Nội), trạm biến áp 110kV Thành phố 2 và nhánh rẽ tỉnh Thái Bình...
EVN cho biết trong tháng 10/2021, Tập đoàn tiếp tục đôn đốc các đơn vị khắc phục khó khăn trong thi công do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đảm bảo tiến độ các công trình nguồn điện và các công trình lưới điện cấp bách, giải tỏa công suất năng lượng tái tạo, đảm bảo lưới điện phục vụ đấu nối và xét công nhận COD các dự án điện gió trước 30/10/2021. Đối với dự án đường dây 500kV mạch 3, hiện cả 7 tỉnh, thành phố đều chưa bàn giao xong mặt bằng (đoạn Vũng Áng - Quảng Trạch - Dốc Sỏi). Lãnh đạo Nạp Tiền 188bet đã làm việc và đề nghị các địa phương còn vướng mắc mặt bằng cần hoàn thành các thủ tục để bàn giao mặt bằng các vị trí móng còn lại trước ngày 15/10/2021, bàn giao hành lang tuyến trước ngày 30/10/2021 để phấn đấu mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án trước ngày 30/11/2021.
Ngoài ra, trong tháng 10/2021, EVN tiếp tục chỉ đạo các Tổng Công ty/Công ty Điện lực chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện, tăng cường ứng trực 24/24h; chủ động ứng phó với thiên tai mùa mưa bão, đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, các công trình điện và đảm bảo an toàn hồ đập, các nhà máy thuỷ điện, vùng hạ du hồ chứa…
Các Tông Công ty Điện lực đã và đang đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển đổi số trong các lĩnh vực: Hiện đại hóa công tác đo đếm điện năng, Dịch vụ điện trực tuyến, Ứng dụng hiện trường (Digital Workforce) cho khối KD&DVKH, Ứng dụng chăm sóc khách hàng, Phát triển điện mặt trời mái nhà, Xây dựng yêu cầu kỹ thuật truyền dữ liệu trong đọc công tơ từ xa, Thiết lập CSDL trong công tác kiểm định, theo dõi chất lượng thiết bị đo đếm, Thử nghiệm hạ tầng đo đếm tiên tiến, Chỉ số tiếp cận điện năng...
Trong đó đặt mục tiêu như sau: (1) Dịch vụ điện trực tuyến: 100% dịch vụ điện được trực tuyến mức độ 4 được cung cấp và số khách hàng tham gia giao dịch trực tuyến mức độ 4 với tỷ lệ 90%; 100% hồ sơ công việc trong lĩnh vực KD&DVKH được xử lý trên mạng theo phương thức điện tử, tỷ lệ khách hàng giao dịch theo phương thức điện tử đạt 90%; số hóa 100% hồ sơ, hợp đồng với khách hàng mới bằng phương thức cung cấp hợp đồng mua bán điện điện tử. (2) Trong ứng dụng chăm sóc khách hàng: Ít nhất 30% các yêu cầu khách hàng qua Trung tâm CSKH được tiếp nhận xử lý tự động; triển khai hệ thống hạ tầng thông tin đảm bảo khách hàng được cung cấp các dữ liệu phù hợp một cách dễ dàng; chuẩn hóa, thống nhất các kênh cung cấp dịch vụ đến khách hàng của các Tổng Công ty Điện lực (tổng đài, App CSKH, website CSKH,…), theo đó khách hàng có thể tự quản lý tình hình sử dụng điện trực tuyến, ước tính sản lượng điện sử dụng, cá nhân hóa CSKH; thí điểm ứng dụng đánh giá điểm hài lòng khách hàng qua App CSKH và triển khai chính thức cho các năm sau; triển khai “CSKH qua mạng xã hội” là kênh CSKH để tiếp nhận và sớm xử lý các yêu cầu của khách hàng về dịch vụ điện cũng như xử lý kịp thời các phản ứng của khách hàng với EVN; triển khai hệ sinh thái khách hàng, theo hướng hợp tác với các đối tác có thế mạnh hoặc đang có sẵn hệ sinh thái, tạo thành cộng đồng trên hệ sinh thái...