Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Forbes: Một cuộc khủng hoảng điện toàn cầu đang dần hình thành, không nước nào an toàn trước "bão"

Nhiều người trong ngành năng lượng nói rằng thời kỳ giá cao sẽ qua đi và mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường. Tuy nhiên, có nhiều lý do để tin rằng cuộc khủng hoảng điện hiện nay sẽ không sớm kết thúc.

Những ngày này, nước Anh đang trải qua cuộc khủng hoảng điện nghiêm trọng. Đó cũng là bức tranh cho thấy điều gì sẽ xảy ra khi 1 nền kinh tế đã chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái tạo rẻ và sạch nhưng lại buộc phải quay sang sử dụng loại nhiên liệu đắt đỏ như khí đốt để có thể vận hành trơn tru.

Vì cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách trong xã hội Anh, kinh nghiệm của Anh sẽ là bài học đắt giá cho phần còn lại của thế giới. Đó là ví dụ cho thấy những sai lầm mà các quốc gia có thể gặp phải trên con đường chuyển hướng sang năng lượng xanh.

Mới đây Trung Quốc đã cảnh báo an ninh lương thực có thể bị đe dọa vì giá than đá tăng vọt ảnh hưởng đến nguồn cung phân bón. Còn ở EU, tình trạng thiếu điện tác động cả tới nền chính trị vì hóa đơn điện tăng cao do nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt ngay trước khi mùa đông lạnh giá ập đến. Tuy nhiên, tình hình ở Anh tệ hơn bất cứ nơi nào khác.

Những quân cờ domino đổ rạp

Hiệu ứng domino đang bao trùm nước Anh bắt nguồn từ mùa đông năm ngoái. Trong khi mùa đông 2020 quá giá lạnh khiến dự trữ năng lượng của Anh và phần lớn châu Âu sụt giảm mạnh, nhu cầu năng lượng của thế giới cũng bắt đầu hồi phục hậu đại dịch Covid-19. Kết quả là châu Âu và châu Á bắt đầu cạnh tranh ác liệt để có được nguồn khí đốt hạn chế do Mỹ, Na Uy và Nga cung cấp.

Không có gì đáng ngạc nhiên, cầu vượt cung khiến giá khí đốt tăng vọt. Kể từ đầu năm đến nay, giá khí đốt giao ngay đã tăng 400%, trong khi giá điện tăng 250%. Chi phí bắt đầu ăn mòn vào lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã không chịu nổi và bắt đầu đóng cửa.

Trong ngành phân bón, 2 nhà máy sản xuất lớn của Anh thuộc sở hữu của tập đoàn Mỹ CF Industries Holdings đã tạm thời đóng cửa. Công ty Na Uy Yura cũng cắt giảm công suất tại một số nhà máy ở châu Âu. Điều này dẫn đến thiếu hụt carbon dioxide (một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất phân bón được sử dụng để gây mê động vật trước khi xẻ thịt) và cả đá khô dùng để trữ lạnh thực phẩm.

Chuỗi cung ứng thịt gà, thịt lợn, đồ uống lạnh và kem của Anh rơi vào hỗn loạn. Ví dụ, nhà cung ứng thực phẩm online Ocada Group đã ngừng cung cấp đồ đông lạnh cho các khách hàng Anh vì thiếu đá khô.

Nhiều người trong ngành năng lượng nói rằng thời kỳ giá cao sẽ qua đi và mọi thứ sẽ sớm trở lại bình thường. Họ tránh nhắc đến "khủng hoảng năng lượng", thay vào đó nhận định giá tăng vọt là do những lỗ hổng trong hệ thống năng lượng dựa trên cơ chế thị trường khiến Anh bị phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt.

Tuy nhiên, có nhiều lý do để tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ không sớm kết thúc.

Ảnh minh họa

Con đường gập ghềnh

Theo Joost Bergsma, chuyên gia về năng lượng tái tạo tại Glennmont Partners, công cuộc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ không hề bằng phẳng mà trái lại rất ngoằn ngoèo. "Phương hướng không thay đổi, thế giới sẽ sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn, nhưng mọi người phải nhận thức được rủi ro và những biến động mạnh liên quan đến nó", ông nói.

Trong quá khứ, Anh dựa vào các mỏ khí đốt của riêng mình trên biển Bắc, không cần dự trữ nhiều như các nước châu Âu còn lại. Tuy nhiên vì công suất khai thác giảm, nước này quyết định tăng sản xuất năng lượng tái tạo để duy trì sự độc lập về năng lượng, đặc biệt là điện gió ngoài khơi biển Bắc. Điều này cũng giúp Anh đạt nhiều thành tích về cắt giảm sử dụng điện than.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ vì loại bỏ các nhà máy điện than, nước này lại trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường khí đốt quốc tế. Khi giá khí đốt ở mức thấp và trung bình điện gió chiếm 25% tổng số năng lượng Anh sử dụng trong năm 2020, không ai chú ý đến vấn đề này. Chỉ đến mùa hè vừa qua, khi con số giảm xuống chỉ còn 7% và giá khí đốt tăng vọt, Anh ngay lập tức gặp rắc rối.

Ai chịu tổn thất?

Chính phủ Anh đang cố gắng xác định ai sẽ là người phải gánh chịu chi phí tăng lên. Liệu người tiêu dùng có phải trả hóa đơn tiền điện cao hơn khi mà giá bán buôn tăng vọt?

Kể từ đầu tháng 8 đến nay đã có ít nhất 4 công ty năng lượng phá sản. Theo Bergsma, tất nhiên phải cảm thông với người tiêu dùng, nhưng có lẽ chính phủ Anh nên cân bằng và không thể buộc các công ty năng lượng gánh mọi chi phí. Đó là trách nhiệm chung giữa người tiêu dùng, các nhà cung cấp và chính phủ.

Nhưng không may là cuối cùng các hộ gia đình nghèo nhất chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Theo dữ liệu của Reuters, trong năm 2019 và 2020, các hộ gia đình nằm trong nhóm có thu nhập thấp nhất có tỷ trọng tiền gas và tiền điện trong tổng chi tiêu cao gấp 3 lần so với nhóm có thu nhập cao nhất.

Và không chỉ người tiêu dùng Anh đang đối mặt với giá năng lượng tăng vọt. Thủ tướng Tây Ban Nha mới đây thông báo giảm thuế và cắt một phần lợi nhuận đột biến của các công ty năng lượng để hỗ trợ người tiêu dùng. Italy cũng chi 1,2 tỷ euro để giảm giá năng lượng cho các hộ gia đình và hứa sẽ chi 3 tỷ euro nữa để giúp đỡ người tiêu dùng trong những tháng tới. Pháp trợ cấp 100 euro cho mỗi gia đình thu nhập thấp, áp dụng trên tổng số gần 6 triệu hộ.

Từ nước Anh, các nước trên toàn thế giới rút ra 1 bài học đắt giá trong quá trình chuyển sang năng lượng sạch: chỉ 1 sai lầm nhỏ cũng có thể khiến toàn bộ hệ thống sụp đổ nếu như không có những lựa chọn dự phòng đủ mạnh.

Trong khi thế giới quay lưng với năng lượng hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch, nhu cầu về những nguồn năng lượng linh hoạt hơn, có thể thích nghi tốt với chu kỳ lên xuống thất thường của năng lượng tái tạo tăng lên nhanh chóng. Và không phải lúc nào đó cũng là nguồn năng lượng sạch. Ví dụ như ở Australia, mặc dù mảng năng lượng tái tạo khá phát triển nhưng điện than vẫn chiếm tới 70%.


Nguồn:Forbes; Doanh nghiệp và Tiếp thị Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website