Căng thẳng ở Bắc Phi thách thức nguồn cung khí đốt sang châu Âu
Căng thẳng giữa Algeria và Morocco trong thời gian gần đây đã khiến các chuyên gia lo ngại rằng con đường vận chuyển khí đốt từ Algeria vào châu Âu có thể sớm bị đóng lại.
Theo Văn phòng Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha, Algeria hiện đang vận chuyển một khối lượng lớn qua Morocco để vào châu Âu.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai nước này trong thời gian gần đây đã khiến các chuyên gia lo ngại rằng con đường vận chuyển đó có thể sớm bị đóng lại.
Thỏa thuận thuê đường ống giữa và Morocco sắp hết hạn và nếu không được gia hạn, nguồn cung cấp khí đốt của Tây Ban Nha khi mùa Đông đang đến gần sẽ bị ảnh hưởng.
Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha ông Jose Manuel Albares đã đến Algeria vào ngày 30/9 để thảo luận về vấn đề này.
Algeria, nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Phi, đã sử dụng đường ống Gaz-Maghreb-Europe (GME) từ năm 1996 để cung cấp hàng tỷ mét khối (bcm) mỗi năm cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, hợp đồng sử dụng GME sẽ hết hạn vào cuối tháng 10/2021 - chỉ hơn hai tháng sau khi Algeria cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco vì một số căng thẳng địa chính trị.
Trước đó, vào tháng 8/2021, Bộ trưởng Năng lượng Algeria ông Mohamed Arkab đã nói với Đại sứ Tây Ban Nha Fernando Moran rằng Algeria đã sẵn sàng cung cấp tất cả lượng khí đốt xuất khẩu đến Tây Ban Nha thông qua một đường ống thay thế dưới biển không đi qua Morocco.
Tuy nhiên, chuyên gia địa chính trị khu vực vùng Maghreb ông Geoff Porter lại lưu ý: “Một thỏa thuận để tiếp tục GME trước ngày 31/10 là rất khó xảy ra do thiếu các kênh ngoại giao giữa hai chính phủ".
Không giống như biên giới giữa Algeria và Morocco, bị đóng cửa từ năm 1994, đường ống GME vẫn mở trong 1/4 thế kỷ qua, bất chấp các cuộc khủng hoảng lặp đi lặp lại trong mối quan hệ giữa hai nước.
Theo một chuyên gia năng lượng giấu tên người Morocco, trong hợp đồng sử dụng GME, cả hai bên đều có lợi. Morocco nhận được khoảng 1 bcm khí đốt mỗi năm, một nửa trong số đó phải trả phí và nửa còn lại nhận dưới dạng phí vận chuyển bằng hiện vật, trị giá khoảng 50 triệu USD/năm.
Đổi lại, Algeria có được một lộ trình hiệu quả về chi phí cho khoảng một nửa lượng khí đốt xuất khẩu sang các thị trường Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, với tranh cãi ngoại giao bùng phát ngay trước khi hợp đồng hết hạn, rất khó để hai nước có thể đạt được một thỏa thuận mới.
Algeria có hai lựa chọn thay thế cho GME, nhưng cả hai lựa chọn này đều có điểm hạn chế.
Đường ống dưới biển Medgaz, vận chuyển khí đốt Algeria trực tiếp đến các bờ biển Tây Ban Nha, đã hoạt động gần hết công suất 8 bcm mỗi năm - chiếm khoảng một nửa tổng lượng khí đốt Algeria xuất khẩu sang Tây Ban Nha.
Ông Carvalho cho biết thêm: "Nếu Algeria sắp xếp để cung cấp đủ khí đốt qua Medgaz, nước này có thể sẽ làm được".
Tuy nhiên, trong khi Tập đoàn Năng lượng quốc gia Sonatrach của Algeria và đối tác Tây Ban Nha Naturgy đã tuyên bố sẽ tăng công suất của Medgaz lên 10 bcm mỗi năm trong những tháng tới, song con số này vẫn là không đủ để cung cấp cho tổng công suất cần thiết ở mức hiện tại.
Phương án thứ hai là hóa lỏng khí và gửi đến Tây Ban Nha bằng tàu biển. Nhưng ông Porter nói rằng lựa chọn này "không đem lại ý nghĩa tài chính" do vấn đề khoảng cách.
Do đó, "Algeria có khả năng mất đi một số doanh thu xuất khẩu khí đốt nếu nước này cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên chính (lên đến 97%) của Morocco". Và việc đóng cửa đường ống sẽ gây tổn hại cho Algeria, trong khi chỉ có tác động "nhẹ" đối với Morocco./.