Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình sản xuất công nghiệp thích ứng ra sao trong trạng thái “bình thường mới”?

Các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều địa phương đang tiếp tục tăng tốc, thích ứng với trạng thái bình thường mới. Trong đó, nhiều tỉnh thành ghi nhận trên 90% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại, khôi phục chuỗi sản xuất.

Cụ thể: Tại tỉnh Long An: Đến ngày 18/11/2021, trên địa bàn tỉnh ước có trên 91% doanh nghiệp đã hoạt động lại với khoảng 330.000 lao động (toàn tỉnh có 13.590 doanh nghiệp đăng ký thành lập). Trong đó, khoảng 3.435 doanh nghiệp ngành sản xuất với 263.166 lao động, bao gồm các doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động 3 tại chỗ trước đây, doanh nghiệp được thẩm định phương án phục hồi sản xuất theo Kế hoạch 2962/KH-UBND và doanh nghiệp có gửi đăng ký phương án phục hồi sản xuất mới. Khoảng 4.000 doanh nghiệp ngành kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu với khoảng 57.800 lao động.

Hầu hết các doanh nghiệp ở các ngành dịch vụ còn lại (thương mại, nhà hàng, tư vấn, dịch vụ khác …) cũng đã đi vào hoạt động nhưng chưa kịp thời gửi phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh về cơ quan quản lý.

Số doanh nghiệp còn lại chưa hoạt động, bao gồm các doanh nghiệp chưa có đơn hàng và các doanh nghiệp ngành khách sạn, lữ hành, du lịch, các dịch vụ trò chơi trẻ em, hồ bơi,… do còn ngại dịch bệnh nên chưa hoạt động lại.

Ảnh minh họa

Tại tỉnh Bạc Liêu: Trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 hiện nay nhiều địa phương trong tỉnh cấp độ dịch đã giảm xuống, nên doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã cấp độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2 thì hoạt động bình thường. Doanh nghiêp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các địa phương cấp độ dịch cấp 3, cấp 4 người đã khỏi bệnh Covid-19, người được tiêm đủ 02 liều vắc xin hoặc người đã tiêm 01 liều vắc xin trên 14 ngày thì mới tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp người được tiêm 01 liều vắc xin dưới 14 ngày thì chỉ được tham gia hoạt động theo phương án “03 tại chỗ”, những người chưa tiêm vắc xin thì không được tham gia hoạt động.

Công tác tiêm vắc xin tại địa phương được triển khai nhanh nên người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở xản xuất kinh doanh đủ điều kiện trở lại hoạt động tăng nhiều. Hiện có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã triển khai hoạt động lại trên cơ sở tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch; còn 19 doanh nghiệp ngưng hoạt động do chưa đủ điều kiện phòng chống dịch theo quy định để tổ chức sản xuất kinh doanh; Công ty TNHH MTV Pinetree huyện Vĩnh Lợi hoạt động một phần (dừng hoạt động các dây chuyền từ số 7 đến số 12 vì người lao động chưa đủ điều kiện để tham gia sản xuất); có 04 doanh nghiệp thực hiện tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”.

Tại tỉnh Sóc Trăng: Toàn tỉnh có 312 doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp với tổng số 48.694 lao động. Trong đó, Khu công nghiệp An Nghiệp có 47 doanh nghiệp hoạt động với 22.000 lao động; ngoài khu công nghiệp có 265 doanh nghiệp hoạt động với 26.694 lao động. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng triển khai áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Quyết định số 2750/QĐ-UBND ngày 16/10/2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quy định tạm thời các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo từng cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thì hoạt động sản xuất công nghiệp từng bước được phục hồi, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp An nghiệp đã phục hồi sản xuất đạt 84% và các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đạt 54,4% công suất. Đến nay đã có 135 doanh nghiệp hoạt động với 33.034 lao động chiếm 67,8% lao động toàn ngành.

Ảnh minh họa

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Hiện có  23  doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó, bao gồm  03  doanh nghiệp  chủ  đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tân Phước Thịnh; Công ty IZICO và Công ty Cổ phần Phú Mỹ) đã tổ chức xét nghiệm Covid-19 theo định kỳ cho người lao động đạt 67,54 % (4.867/7.206 lao động). 20/23 DN hoạt động động sản xuất kinh doanh trong CCN đã hoàn thiện kế hoạch và bản cam kết giữ vững an toàn phòng, chống dịch Covid-19 để duy trì hoạt động sản xuất. Giám sát DN trong CCN tại ứng dụng Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19 (//antoancovid.vn), đã đăng nhập và đánh giá nguy cơ với mức độ an toàn (Vùng xanh); Còn lại 03/23 DN là chủ đầu tư hạ tầng CCN không phải là doanh nghiệp sản xuất nên không thuộc đối tượng phải đánh giá trên ứng dụng Bản đồ chung sống an toàn Covid-19 doanh nghiệp.

Tại tỉnh Đồng Tháp: Số doanh nghiệp đang hoạt động được UBND cấp huyện phê duyệt là 264/431 doanh nghiệp (tăng 04 doanh nghiệp so với ngày hôm qua), với lao động là 46.365/54.116. Số doanh nghiệp thực hiện theo phươn án 1 cung đường 2 điểm đến: 138/264 doanh nghiệp, với .544 46. 65 lao động. Số doanh nghiệp thực hiện phương án 3 tại chỗ: 67/264 DN với 10.824/46.365 lao động; Số doanh nghiệp thực hiện đồng thời phươn án: 59/264 DN với 12.997/46.365 lao động.

Theo Tổ Công tác đặc biệt của Nạp Tiền 188bet , tình hình phục hồi sản suất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (so với kế hoạch phục hồi của Sở) đang tăng tốc nhằm thích ứng nhanh với tình hình mới. Cụ thể, từ ngày 01/10/2021 đến ngày 17/11/2021, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khôi phục hoạt động tăng từ 191 doanh nghiệp lên 264/431 doanh (tăng 73 doanh nghiệp), đạt 66% so với kế hoạch đến cuối năm có 4 doanh nghiệp hoạt động, với lao động tăng từ 20.661 lên 46.365/54.116 lao động (tăng 25.704 lao động), đạt 103% so với kế hoạch đến cuối năm có 45.000 lao động làm việc.

Tại Thành phố Cần Thơ: Tính đến 15 giờ ngày 17/11/2021 có 984 (tương đương 84,25%) doanh nghiệp sản xuất đã hoạt động trở lại (không tăng so với ngày 16/11 và tăng 676 doanh nghiệp so với thời điểm ngày 18/10). Còn lại 184 doanh nghiệp chưa xây dựng Kế hoạch tái hoạt động sản xuất (tương đương 15,75%). Tổng số lao động hiện có là 78.710, trong đó số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 51.340, tương đương 65,23% lao động; Số lao động đang tạm nghỉ là 27.370 tương đương 34,77%. Cụ thể:

Đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp: Tổng số doanh nghiệp trong Khu công nghiệp là 170, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động là 124 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 72,94% (không tăng so với ngày 16/11 và tăng 26 doanh nghiệp so với thời điểm 18/10); 46 doanh nghiệp chưa xây dựng Kế hoạch tái hoạt động sản xuất, tương đương 27,06%. Tổng số lao động hiện có là 45.681, trong đó số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 28.570, tương đương 62,54%; Số lao động đang tạm nghỉ là 17.111 lao động, tương đương 37,46%.

Đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp: Hiện có 860/998 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 86,17% (không tăng so với ngày 16/11 và tăng 650 doanh nghiệp so với thời điểm 18/10), với tổng số lao động là 22.770/33.029 lao động, chiếm 68,94%.

Tại tỉnh Đồng Nai: Kết quả triển khai phương án duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh  và  tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Trong Khu công nghiệp: Số doanh nghiệp  phục hồi  hoạt động sản  xuất  từ ngày 08/11/2021 - 12/11/2021  là  24 doanh nghiệp; số lao động  làm  việc  trở  lại  là  2.667 người.  Lũy  kế  đến  ngày 12/11/2021,  tổng số doanh nghiệp  đang  hoạt  động là 1.685/1.705 (đạt tỷ lệ 99%) với tổng số lao động đang làm việc là 539.859/614.873 người (đạt tỷ lệ 88%). Số dự án vẫn đang tạm ngưng hoạt động là 20 dự án, tổng số lao động chưa làm việc là 75.014 người.

Ngoài Khu công nghiệp: Số doanh  nghiệp phục  hồi hoạt động sản xuất  từ ngày 08/11 - 12/11/2021 là 31 doanh  nghiệp; số lao động làm việc trở lại là  3.451 người.  Lũy kế đến ngày 12/11/2021, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ngoài KCN là 401 cơ sở với tổng số lao động đang làm việc là 72.685 người. Trong đó, số doanh nghiệp có số lao động trên 100 lao động (thuộc thẩm quyền chấp thuận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đăng ký hoạt động lại sau Chỉ thị 20/CT-UBND là 209/254 doanh nghiệp (đạt tỷ lệ 82,3%), 63.970/98.897 lao động (đạt tỷ lệ 64,7%). Số doanh nghiệp có số lao động dưới 100 lao động được UBND các huyện, thành phố phê duyệt là 192 doanh nghiệp, 8.715 lao động.

Tại tỉnh Bến Tre: Đến nay, toàn tỉnh có 3.841 doanh nghiệp đang hoạt động với 92.067 lao động (đạt tỷ lệ 89%/Tổng số doanh nghiệp hoạt động), 46.072 hộ kinh doanh với 82.902 lao động (đạt tỷ lệ 93,1%/Tổng số hộ kinh doanh hoạt động); trong đó có: 05 doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” với 300 lao động, 3.836 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới với 91.767 lao động. Về công suất hoạt động (dựa trên số lao động): tính đến hiện tại, trong tổng số 3.841 doanh nghiệp hoạt động, có khoảng 3.096 doanh nghiệp có công suất hoạt động từ 80% trở lên (một số doanh nghiệp trong KCN hoạt động hơn 100% công suất để đáp ứng các đơn hàng sau dịch), 694 doanh nghiệp từ 70% - 80%, 51 doanh nghiệp dưới 70%. Ngoài ra, trong tổng số 46.072 hộ kinh doanh đang hoạt động, có 43.991 hộ kinh doanh có công suất hoạt động từ 80% trở lên, 2.081 hộ kinh doanh từ 70% - 80%.

Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang từng bước hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trong tình hình mới. Doanh nghiệp ngành dừa sản xuất khoảng 50 - 60% công suất do nguyên liệu dừa trái đang vào mùa treo, sản lượng thấp, giá cao; doanh nghiệp thủy sản nguyên liệu ổn định, tuy nhiên do nhu cầu thị trường giảm nên hiện sản xuất từ 30-40% công suất, dự kiến đến cuối năm đạt khoảng 80% kế hoạch năm; doanh nghiệp ngành may hoạt động ổn định trong tình hình mới, tuy nhiên chi phí hàng hóa đầu vào tăng từ 10-30% và đang bị thiếu hụt nguồn lao động, dự kiến đến cuối năm đạt khoảng 70% kế hoạch năm. Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị, phát triển sản xuất kinh doanh đang được tập trung triển khai thực hiện.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp (Nạp Tiền 188bet ) và các Hiệp hội ngành hàng, nhìn chung, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian vừa qua đã phát huy hiệu quả rất lớn trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Về cơ bản, đến thời điểm hiện nay, Chính phủ đã kiểm soát tương đối hiệu quả tình hình diễn biến của dịch bệnh. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP, các doanh nghiệp đã dần mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phòng chống dịch vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Tác động tích cực nêu trên thể hiện ở việc hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10/2021 đã có những dấu hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 6,9% so với tháng trước. Đặc biệt, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da – giày, điện tử được các Hiệp hội dự báo sẽ có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 tăng khá cao so với năm 2020 khi các doanh nghiệp dần được tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến khó lường, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Dịch bệnh cũng đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp trong việc dự báo thị trường để ước tính kết quả kinh doanh. Những nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như nguồn cung lao động có thể trở lại với doanh nghiệp nếu Nhà nước không có các biện pháp kịp thời để tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố phía Nam.

Do vậy, các cấp, các ngành, các Hiệp hội ngành hàng cần tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nối lại nhanh chuỗi sản xuất, khôi phục nền kinh tế, theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và các quy định, hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Các khó khăn cần tháo gỡ, theo các Hiệp hội ngành hàng, bao gồm:

Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm văc-xin, đặc biệt là tại các địa phương trọng điểm về sản xuất, có tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người lao động duy trì và sớm triển khai bình thường trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, các Bộ, ngành và địa phương cần phối hợp triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan, tránh tình trạng ban hành và thực thi các chính sách không phù hợp với chủ trương phòng, chống dịch trong bối cảnh mới của Chính phủ gây ách tắc, khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa và di chuyển của người lao động.

Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành thêm các hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn về quy trình phòng dịch trong tình hình mới để các doanh nghiệp thống nhất và chủ động áp dụng.

Thứ tư, tăng tính chủ động của doanh nghiệp trong công tác phòng dịch, trong đó có việc xem xét cho phép doanh nghiệp nhập khẩu bộ xét nghiệm và các vật tư, thiết bị khác để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong nội bộ doanh nghiệp (không phục vụ mục đích thương mại), tự tiến hành xét nghiệm và chứng nhận kết quả xét nghiệm cho người lao động trong doanh nghiệp dưới sự giám sát của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Thứ năm, cần có các chính sách tạo điều kiện để lực lượng lao động trở lại làm việc – đặc biệt là tại các thành phố và các trung tâm công nghiệp lớn trong thời gian sớm nhất, bảo đảm việc tiếp cận hiệu quả các chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội của Nhà nước cho người lao động để nhanh chóng phục hồi nguồn cung lao động phục vụ sản xuất.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép người lao động có thể làm thêm nhiều giờ hơn quy định (không quá 400 giờ/năm) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm tiến độ giao hàng.

Thứ sáu, nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, cần tiếp tục bảo đảm triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân của Chính phủ (như các hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, giảm giá điện, hỗ trợ tín tụng, tiền tệ, hỗ trợ các chi phí an sinh xã hội, giảm các chi phí chống dịch, hỗ trợ tuyển dụng lao động…) nhằm giúp các doanh nghiệp từng bước khôi phục các nguồn lực về tài chính và lao động phục vụ cho sản xuất.

Trên cơ sở các đề xuất của các Hiệp hội, Cục Công nghiệp sẽ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động.


Tác giả: Phương Minh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website