Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vào cuộc đua nâng cao chất lượng sản phẩm linh kiện, điện tử
Công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng và sự phát triển bền vững cho nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh và tích cực tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Công nghiệp hỗ trợ trong nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của toàn ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Trong bối cảnh thuận lợi đó, doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị nội địa và toàn cầu, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh, nhu cầu tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ tăng nhanh.
Các quốc gia mong muốn tham gia vào thương mại thế giới phải đạt tiêu chuẩn càng gần tiêu chuẩn IEC càng tốt. Việc đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế sẽ đưa các sản phẩm ra thị trường quốc tế. Tiêu chuẩn CENELEC đó rất giống với tiêu chuẩn tương đương là tiêu chuẩn IEC. Hiện nay, một trong những tiêu chuẩn quốc tế quan trọng nhất cho ngành công nghiệp điện tử là IEC 60950 - Tiêu chuẩn về thông tin thiết bị công nghệ. Tiêu chuẩn này đề cập đến thiết bị máy tính, thiết bị kinh doanh và thiết bị văn phòng và là cơ sở để đáp ứng các văn bản quy định của các cơ quan và các nước khác.
Sau đây là một nhóm nhỏ các tiêu chuẩn IEC 60950: Tài liệu EN 60 950 – 1: Tài liệu tiêu chuẩn hóa châu Âu được ban hành bởi CENELEC được áp dụng ở châu Âu. Tài liệu AS / NZS 60950.1: Ban hành bởi SAA để áp dụng tại Úc. Tài liệu UL 60950-1: Ban hành bởi UL cho áp dụng tại Hoa Kỳ. Tài liệu C22.2, No 60950: Ban hành bởi CSA áp dụng tại Canada. Các sản phẩm điện tử phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dựa trên những văn bản tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều quốc gia đang gặp khó khăn để tham gia và chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế. Điều này thường do các quy định và tiêu chuẩn điện của mỗi quốc gia khác nhau. Sản phẩm càng nào chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì càng khó có thể được chấp nhận trên thị trường toàn cầu.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm linh kiện điện tử phục vụ ngành Công nghiệp hỗ trợ cần tập trung phát triển chất lượng giáo dục, đào tạo ở các bậc học, đặc biệt là bậc đại học, cao đẳng đào tạo tay nghề tốt để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay từ các bậc học, nhất là bậc học Phổ thông trung học, giáo viên và phụ huynh học sinh phải định hướng tương lai cho con em mình trong việc chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của bản thân. Từ đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực mà mình yêu thích, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng sau khi hoàn thành khoá học.
Chú trọng kỹ lưỡng trong công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc kiểm tra sẽ đảm bảo: chỉ những loại nguyên vật liệu đạt yêu cầu so với các tiêu chí kỹ thuật mới được sử dụng trong sản xuất linh kiện, điện tử.
Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm thì Uỷ ban Nhân dân các tỉnh phối hợp chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết 105 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.
Đồng thời, có văn bản kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành ban hành cơ chế hỗ trợ các Doanh nghiệp hoạt động trong ngành Công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp cung ứng vật tư trong nước góp phần tháo gỡ khó khăn trong khâu nhập nguyên liệu đầu vào.