Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Con đường phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu Việt Nam (Kỳ 2)

Ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có một địa danh mang tên “đồi ông Kiệt”. Cái tên này gắn liền với một giai thoại có thật. Đó là năm 1994, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi khảo sát Dung Quất, ông đứng trên một ngọn đồi cao để quan sát toàn bộ khu vực.

>>>Kỳ 1: Khai sinh nhà máy lọc dầu số 1

Sau 2 tháng kể từ chuyến đi ấy, ông ký Quyết định số 658/TTg về việc chọn Dung Quất là nơi đặt nhà máy lọc dầu (NMLD) đầu tiên của đất nước. Từ thời điểm đó, ngọn đồi được người dân gọi là “đồi ông Kiệt”. Khát vọng về phát triển lĩnh vực lọc hóa dầu Việt Nam.

Kỳ 2: Khát vọng từ Dung Quất

Khu vực "đồi ông Kiệt" tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Vai trò của ngành lọc hóa dầu

Trước khi các nguồn năng lượng thay thế phát triển, gần như tất cả các phương tiện giao thông, máy móc đều sử dụng năng lượng có nguồn gốc hóa thạch. Sản phẩm của nhà máy lọc dầu cho chúng ta các loại nhiên liệu như khí gas, xăng, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, nhiên liệu cho động cơ diesel (DO), nhiên liệu đốt lò (FO). Sản phẩm không làm nhiên liệu là các loại dung môi cho công nghiệp cao su, sản xuất sơn, dầu nhờn, mỡ bôi trơn, nhựa đường, sáp, parafin…

Đối với hóa dầu, các vật phẩm sử dụng hàng ngày đều có nguồn gốc từ ngành công nghiệp này. Ngành hóa dầu có sứ mệnh kết nối lĩnh vực khai thác dầu khí với các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, từ dệt may, chất dẻo, cao su đến dược phẩm, mỹ phẩm… Công nghiệp hóa dầu là ngành công nghiệp hóa học làm thay đổi cấu trúc phân tử của nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ, sản phẩm nhà máy lọc dầu để thu được những sản phẩm phục vụ nhu cầu quốc kế, dân sinh. Sản phẩm của công nghiệp hóa dầu là tơ nhân tạo, cao su nhân tạo và khoảng trên 2.000 sản phẩm khác. Để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như trên, công nghiệp hóa dầu cần sử dụng rất nhiều phương pháp hóa học khác nhau để tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng cao phục vụ cho yêu cầu của các ngành kỹ thuật phát triển hiện nay của thế giới. Vì vậy có thể khẳng định, ngành công nghiệp lọc hóa dầu rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.

Trong ngành Dầu khí Việt Nam cũng như trên thế giới, lĩnh vực lọc, hóa dầu là miếng ghép cuối cùng để hoàn thiện các cơ cấu của ngành từ khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Nếu như khâu thượng nguồn là các lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác; khâu trung nguồn là vận chuyển, tàng trữ, phân phối thì khâu hạ nguồn là việc đưa các sản phẩm dầu, khí trực tiếp vào cuộc sống. Nếu không có nhà máy lọc dầu thì sau khi khai thác được dầu thô, chúng ta sẽ phải bán cho các nước có ngành lọc, hóa dầu phát triển và mua lại các sản phẩm xăng, dầu diesel… đã được lọc từ họ. Còn đối với lĩnh vực hóa dầu là hàng loạt những sản phẩm khác như đạm, tơ nhân tạo, cao su nhân tạo và hơn 2.000 sản phẩm khác. Việc này sẽ gây khó khăn trong việc dự trữ ngoại hối của đất nước, và quan trọng hơn là không tự chủ được an ninh năng lượng quốc gia. Chính phủ Việt Nam tốn rất nhiều công sức để xây dựng NMLD đầu tiên của đất nước là để giải quyết các bài toán này.

Tại sao lại chọn Dung Quất?

Vào thời điểm năm 1994, địa điểm dự kiến đặt NMLD đầu tiên của Việt Nam được chốt lại tại một trong 5 địa điểm: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hòn La (Quảng Bình), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vân Phong (Khánh Hòa) và Long Sơn (Vũng Tàu). Thời điểm đó, tiêu thụ xăng dầu trong nước của 3 miền Bắc, Trung, Nam lần lượt là 35%, 18% và 47 %. Nếu căn cứ đơn thuần vào nhu cầu tiêu thụ và nguồn dầu thô nguyên liệu thì Long Sơn là ứng viên số 1. Bởi đây nằm trong vùng tiêu thụ xăng dầu lớn nhất cả nước và gần vùng dầu thô nguyên liệu Vũng Tàu.

Vịnh Vân Phong cũng là một lựa chọn “nặng ký” khi nơi đây có cảng nước sâu, thuận lợi cho việc xuất - nhập dầu thô và các sản phẩm, nhưng khi xem xét kỹ thấy Vân Phong có tiềm năng du lịch rất lớn nên Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định để dành Vân Phong cho du lịch. Nghi Sơn cũng là một lựa chọn được đặt lên bàn cân, nhưng nếu sử dụng nguồn dầu thô trong nước, đây lại là địa điểm quá xa để vận chuyển nguyên liệu.

Tiến sĩ Trương Đình Hiển và các cộng sự khảo sát, nghiên cứu tại Dung Quất.

Còn Dung Quất có cảng nước sâu, phù hợp cả yếu tố kinh tế và chính trị. Chính phủ muốn biến Dung Quất (trong đó hạt nhân là NMLD) trở thành động lực để kéo kinh tế cả một vùng miền Trung nghèo khó vươn lên. Với vị trí tại trung tâm đất nước, NMLD Dung Quất như một trái tim “thình thịch đập” để đưa dòng chảy năng lượng như những dòng máu nóng đi khắp Việt Nam. Và câu chuyện phía sau đã trở thành lịch sử.

Yêu cầu của địa điểm để đặt nhà máy lọc dầu rất phức tạp, đòi hỏi nhiều yếu tố, chứ không đơn thuần là tìm ra một mảnh đất đặt nhà máy. Địa điểm làm nhà máy lọc dầu trước hết phải có cảng biển nước sâu, tàu 200.000 - 300.000 tấn có thể ra vào được. Muốn biết được có cảng biển nước sâu hay không phải có sự hiểu biết về điều kiện hải dương học, phải giải bài toán về động lực học biển để tìm ra các quy luật về dòng chảy, thủy triều và về nước dâng và các điều kiện về hóa học biển, và phải nghiên cứu khí tượng trên không, bão, áp lực gió, mưa với tần suất cả trăm năm/lần; nghiên cứu địa hình đáy biển… Qua sự nghiên cứu kỹ lưỡng của cố Tiến sĩ Trương Đình Hiển, những bài toán đó được giải và đưa về một đáp án phù hợp nhất đó là Dung Quất. Và với tầm nhìn sâu rộng, trí tuệ sáng suốt và sự quyết đoán của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Dung Quất được chọn là nơi bắt nguồn cho khát vọng phát triển ngành lọc hóa dầu Việt Nam.

Sự lựa chọn với tầm nhìn trăm năm

Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông Đỗ Quang Toàn, nguyên Vụ trưởng Vụ Dầu khí, Văn phòng Chính phủ kể lại rằng, khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt họp Chính phủ để bàn việc ra quyết định xây dựng NMLD đầu tiên, Thủ tướng có nói với các thành viên dự họp: “Hôm nay chúng ta quyết định chọn Dung Quất - Quảng Ngãi làm NMLD số 1. Đã quyết định rồi, tôi đề nghị các đồng chí không được bàn tán gì nữa, quyết là làm”.

Đến năm 2005, trong thư gửi cho Quốc hội tại Kỳ họp lần thứ 7, khóa XI, Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết: “Cho đến nay, nếu được xem xét lại, tôi vẫn chọn Dung Quất làm địa điểm xây dựng NMLD như nhận định ban đầu, để góp phần rất có ý nghĩa cho khu vực kinh tế miền Trung và cho cả nước trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế”.

Quảng Ngãi thời điểm những năm 90 là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, đất sản xuất ít, thiên tai thường xuyên; cơ sở hạ tầng thấp kém; nguồn ngân sách hạn hẹp và mất cân đối, việc đầu tư phát triển còn hạn chế; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Toàn cảnh NMLD Dung Quất.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi, so với năm tái lập tỉnh (1989), đến năm 2019, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh) tăng gấp 19,5 lần. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1989 chỉ đạt 601 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 124.870 tỷ đồng, gấp gần 207 lần; tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 19,5%/năm. Những đóng góp to lớn đó phần lớn đến từ Khu kinh tế Dung Quất, trong đó, NMLD Dung Quất là “thỏi nam châm khổng lồ” thu hút đầu tư. Đây là những con số thực tế để chứng minh, Chính phủ hoàn toàn đúng đắn khi quyết định chọn Dung Quất làm địa điểm đặt NMLD đầu tiên của đất nước.

Từ khi NMLD Dung Quất đi vào hoạt động, nhà máy luôn vận hành ổn định ở 100 - 107% công suất, giúp Việt Nam tự chủ được gần 40% nhu cầu xăng, dầu trong nước. Tính đến hết năm 2020, nhà máy đã nhập hơn 77 triệu tấn dầu thô, tiêu thụ hơn 70 triệu tấn sản phẩm; doanh thu đạt trên 49 tỷ USD; nộp ngân sách hơn 7 tỷ USD. Nếu đem so với con số hơn 3 tỷ USD đầu tư, số tiền Nhà nước thu lại đã gấp hơn 2 lần. Quan trọng hơn là với NMLD Dung Quất, Việt Nam đã phần nào tự chủ, đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia. Ngoài các sản phẩm truyền thống như xăng RON 92, RON 95, Diesel Auto, khí Propylene và hạt nhựa PP, khí hóa lỏng (LPG), dầu hỏa/nhiên liệu bay Jet A1, dầu nhiên liệu (FO), hiện nay NMLD Dung Quất đã sản xuất thêm được các loại sản phẩm mới như xăng E5 RON 92, nhiên liệu phản lực Jet A-1K và nhiên liệu Diesel L-62 sử dụng trên vũ khí trang bị, thiết bị quân sự và thiết bị đặc biệt.

Với những kinh nghiệm, kiến thức được chắt lọc từ việc xây dựng NMLD Dung Quất, Việt Nam tự tin triển khai Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) với công suất 10 triệu tấn/năm dưới hình thức hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Có thể nói, việc xây dựng, vận hành NMLD Dung Quất thành công đã đặt những viên gạch móng đầu tiên và hiện thực hóa cho khát vọng xây dựng, phát triển ngành lọc, hóa dầu Việt Nam.


Nguồn:Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website