Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành rau quả chuyển dịch cơ cấu sang sản phẩm chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị, mở rộng thị trường

Việc đưa trái cây, rau củ vào chế biến sâu sẽ tăng thời gian bảo quản, giúp thoát được tình trạng dư cung.

Hiện rau quả xuất khẩu tươi của Việt Nam chiếm tỷ trọng rất lớn (rau, quả chiếm khoảng 79%), còn lại là hàng sơ chế và chế biến sâu. Tỷ lệ này vẫn có sự chênh lệnh lớn, cần được cải thiện bởi thị trường đang hướng tới những sản phẩm chế biến sâu như hàng sấy khô, nước ép đóng hộp. Ngoài ra, khi phát triển theo hướng chế biến, rau quả Việt Nam có thể kiểm soát được giá thành, nâng giá trị hàng hoá gấp 3 - 4 lần so với giá quả tươi.

Chuyển dịch sang chế biến chuyên sâu

Những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả tươi, sơ chế của Việt Nam tăng trưởng khả quan do hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác khá thuận lợi. Đối với nhóm sản phẩm rau quả chế biến chuyên sâu, mặc dù vẫn ghi nhận mức tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm nay, song tốc độ đã chậm lại so với 5 tháng đầu năm 2020.

Về dài hạn, rau quả chế biến vẫn sẽ là chủng loại sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng bởi sự tiện lợi và thời gian bảo quản lâu. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu toàn ngành hàng rau quả, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng ổn định, và ghi nhận mức tăng mạnh trong năm 2020 – thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, mức tăng bình quân 19,5%/năm, từ 400 triệu USD năm 2016 tăng lên 798 triệu USD năm 2020.

Cập nhật số liệu thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm giai đoạn 2016 – 2021, xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam tăng trưởng bình quân 17,87%/năm, từ 30 155,36 triệu USD năm 2016 tăng lên 344,34 triệu USD năm 2020. Những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu hàng rau, củ, quả dạng tươi, chưa chế biến gặp khó, nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc, doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch mạnh sang xuất khẩu dạng chế biến sâu.

Tốc độ xuất khẩu hàng rau quả chế biến trong 5 tháng đầu năm 2020 tăng 27,9% so với 5 tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng rau, củ, quả dạng tươi, sơ chế sang thị trường Trung Quốc thuận lợi hơn, tốc độ xuất khẩu dạng chế biến sâu tăng chậm lại, mức tăng 4,7% so với năm 2020.

Chuyển dịch về cơ cấu thị trường

Thị trường xuất khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật (HS 20) của Việt Nam là 162 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong đó, Việt Nam tập trung xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Australia, Đài Loan, Hà Lan, Ai Cập, Thái Lan. Trong 5 tháng đầu năm giai đoạn 2016 – 2021, tốc độ xuất khẩu hàng rau quả chế biến sang hầu hết các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao.

Điển hình như, tốc độ xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam sang Ai Cập tăng trưởng bình quân 85,62%/năm; Australia tăng 55,05%/ năm; Nga tăng 40,16%/năm; thị trường Đài Loan tăng 27,43%/năm; Trung Quốc tăng 27,42%/năm.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 có sự chuyển dịch mạnh mẽ, ngành hàng đã tăng xuất khẩu sang các thị trường có giá trị gia tăng cao.

Số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu hàng rau quả chế biến sang thị trường Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2021 giảm 14,4% so với 5 tháng đầu năm 2020, đạt 74,86 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả chế biến của Việt Nam sang Trung Quốc trong tổng giá trị xuất khẩu chiếm 21,73% trong 5 tháng đầu năm nay, thấp hơn so với 23,28% trong 5 tháng đầu năm 2020. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả.

Đa dạng về chủng loại

Trong 10 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhiều sản phẩm chế biến sâu tăng mạnh, ngoại trừ xoài sấy, nước xoài, bột ớt, dưa chuột. Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cơm dừa sấy khô, nước dừa trong 5 tháng đầu năm nay tăng mạnh 101,1% so với 5 tháng đầu năm 2020, đạt 47,82 triệu USD. Tương tự, xuất khẩu nước chanh leo tăng 10,4%, đạt 23,88 triệu USD.

Đây đều là những mặt hàng được đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có giá trị gia tăng cao như Mỹ, EU. Hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ giúp sản phẩm nước chanh leo của Việt Nam nâng cao sự canh trạnh về giá tại EU so với các nước chưa ký kết hiệp định.

Nhận định và đánh giá triển vọng xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2021 Với kết quả đạt được khả quan trong 5 tháng đầu năm 2021, dự báo triển vọng xuất khẩu hàng rau quả chế biến sâu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm nay và những năm tiếp theo. Nhận định trên đưa ra dựa vào các yếu tố cung, cầu, thị hiếu tiêu dùng (dịch Covid-19 làm thay đổi xu hướng tiêu dùng).

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu chế phẩm từ rau, trái cây, quả hạch hoặc các bộ phận khác của thực vật (HS 20) giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 8,9%/năm, từ 56,76 tỷ USD năm 2016 tăng lên 61,85 tỷ USD năm 2020.

Trong đó, tốc độ nhập khẩu tăng trưởng bình quân ở hầu hết các nền kinh tế lớn như: Mỹ tăng 14,9%/năm, từ 7,94 tỷ USD năm 2016 tăng lên 9,15 tỷ USD năm 2020; Anh tăng 13%/năm, từ 3,41 tỷ USD năm 2016 tăng lên 3,86 tỷ USD năm 2020; Trung Quốc tăng 36,1%/năm, từ 982 triệu USD năm 2016 tăng lên 1,34 tỷ USD; Liên minh châu Âu tăng bình quân 2,7%/năm, từ 22,77 tỷ USD năm 2016 tăng lên 25,21 tỷ USD năm 2020.

Chinh phục thị trường mới

Tại châu Âu, nhập khẩu hàng rau quả chế biến tăng ở hầu hết các nền kinh tế Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan. Dịch Covid-19 không làm giảm nhu cầu, nhưng tác động đến thị hiếu tiêu dùng của người dân. Các sản phẩm có tiềm năng lớn trong thời gian xảy ra dịch bệnh là trái cây đông lạnh, trái cây nhiệt đới đóng hộp, đậu phộng, nước trái cây nhiệt đới và nước trái cây xay nhuyễn.

Người tiêu dùng thấy rằng những sản phẩm này đã đóng góp vào một lối sống lành mạnh. Đây là yếu tố giúp cho phân khúc rau quả chế biến tăng trưởng trong những năm tới. Ngoài các thị trường truyền thống Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Hà Lan thì khu vực Trung Đông và châu Phi sẽ là thị trường tiềm năng đối với các loại nông sản chế biến, đặc biệt là dòng sản phẩm rau, quả.

Khu vực Trung Đông và châu Phi bao gồm 70 quốc gia với 1,6 tỷ dân, nhu cầu nhập khẩu lương thực, thực phẩm, rau quả rất lớn. Do vị trí địa lý xa xôi và không thuận lợi cho xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm tới khu vực này. Dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tại các thị trường lớn, vì vậy việc đẩy mạnh và nỗ lực khai thác các thị trường xuất khẩu mới là rất cần thiết. Để chủ động nguồn cung sản phẩm chế biến, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện dự thảo Đề án “Phát triển ngành chế biến rau củ quả để phấn đấu đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới”.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần thu hút đầu tư từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Israel nhằm thúc đẩy công nghệ chế biến sâu phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, Nhà nước, doanh nghiệp cần vận động nông dân tham gia vào hợp tác xã, tạo ra những cánh đồng mẫu lớn để thực hiện cơ giới hóa.


Nguồn:Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website