Ngành Công Thương Thái Nguyên: Điểm sáng trong công tác phối hợp
Cùng với sự phát triển của tỉnh, ngành Công Thương Thái Nguyên đã không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp quan trọng đáng tự hào vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sở Công Thương Thái Nguyên thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Nạp Tiền 188bet , sự phối hợp gắn kết chặt chẽ của các cơ quan trực thuộc Bộ, đặc biệt là Cục Công Thương địa phương.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh trung tâm vùng Trung du miền núi phía Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km², dân số trên 1,3 triệu người, 09 đơn vị hành chính (03 thành phố và 06 huyện). Với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với Vùng đồng bằng Bắc Bộ, là điểm nút quan trọng kết nối với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Trong những năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, nhiều chỉ tiêu về kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cao và nằm trong tốp đầu của cả nước.
Đến năm 2022, quy mô GRDP đạt gần 143.000 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 106,6 triệu đồng, thu ngân sách đạt 18.540 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) đạt 931,7 nghìn tỷ đồng, đứng thứ tư cả nước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 32,1 tỷ USD, đứng thứ tư cả nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 56,5 nghìn tỷ đồng...
Tỉnh đã quy hoạch 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.245 ha, 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.067 ha và nhiều cụm tiểu thủ công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu... với 07 chuyên ngành công nghiệp quan trọng, thu hút được gần 1.000 doanh nghiệp Trung ương, địa phương, đối tác nước ngoài đến đầu tư và đi vào hoạt động (trong đó có các tập đoàn kinh tế lớn có thương hiệu toàn cầu như: Tập đoàn công nghệ cao Samsung, Tập đoàn Masan...), đóng góp quan trọng vào phát triển công nghiệp, xuất khẩu của khu vực và cả nước.
Việc phối hợp chặt chẽ với Cục Công Thương địa phương được thể hiện qua nhiều hoạt động:
Thứ nhất, thông qua việc tổ chức chuỗi sự kiện ngành Công Thương, hội nghị công tác Khuyến công, hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu và Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia; tạo thành diễn đàn cho các địa phương gặp gỡ, bàn bạc, thảo luận và tìm hướng giải quyết nhiều vấn đề đang khó khăn, vướng mắc.
Thứ hai, về hoạt động khuyến công, Cục Công Thương địa phương đã hướng dẫn xây dựng kế hoạch, thẩm định, tổng hợp trình phê duyệt và đôn đốc các đơn vị trong việc triển khai thực hiện, nghiệm thu, thanh toán đề án khuyến công quốc gia hàng năm. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đề án khuyến công quốc gia; hướng dẫn báo cáo hàng năm và 5 năm, 10 năm thực hiện Nghị định của Chính phủ về khuyến công. Có thể nói, chương trình khuyến công là điểm tựa quan trọng hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn từng bước vượt qua khó khăn và phát triển ổn định. Các đề án khuyến công được thực hiện đúng tiến độ đã giúp các đơn vị nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Qua đó, thúc đẩy công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lực lượng lao động địa phương.
Thứ ba, hướng dẫn bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia nhằm mục đích tiếp tục lựa chọn các sản phẩm xuất sắc, tiêu biểu trong số các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và khu vực để chấm điểm bình chọn ở cấp khu vực và quốc gia; làm cơ sở để xem xét, khuyến khích, hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại. Qua đó, tạo động lực cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm có chất lượng cao, có tiềm năng và lợi thế của vùng và quốc gia, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Cục Công Thương địa phương là đơn vị thường trực Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung công việc của kế hoạch sau khi được phê duyệt. Hướng dẫn địa phương chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia.
Thứ tư, công tác quản lý phát triển cụm công nghiệp: Hướng dẫn Sở Công Thương hoàn thiện hồ sơ lập quy hoạch chi tiết và quản lý cụm công nghiệp; xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP; tổ chức các hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Thời gian tới, ngành Công Thương Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phát triển thương mại và công nghiệp, trong đó tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao năng lực triển khai các hoạt động khuyến công. Tiếp tục nâng cao hiệu quả tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kịp thời nắm bắt thông tin, chủ trương chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Đảng và Nhà nước.
Hạ tầng thương mại được đẩy mạnh theo hướng xã hội hóa, trên địa bàn tỉnh hiện có 140 chợ, 05 trung tâm thương mại, 18 siêu thị và hệ thống các cửa hàng tiện ích đã đóng góp tích cực, hiệu quả cho phát triển thương mại, dịch vụ của tỉnh. |