Ngành công nghiệp hỗ trợ - Nhiều triển vọng đón làn sóng đầu tư mới
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), thời gian qua liên tục đón các doanh nghiệp FDI đề nghị hỗ trợ kết nối và xây dựng chuỗi cung ứng, trong đó có các doanh nghiệp đầu chuỗi từ châu Âu, châu Mỹ hay một loạt nhà cung ứng cấp 1 của Apple.
Nhiều triển vọng
Theo Nạp Tiền 188bet , hiện Việt Nam có khoảng khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp đang là nhà cung cấp cấp 1 cho các tập đoàn lớn, và khoảng 700 doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp cấp 2 và cấp 3.
Đối với lĩnh vực cung ứng linh kiện ô tô, đến cuối năm 2022, các doanh nghiệp cung ứng linh kiện đạt tiêu chuẩn nhà cung ứng cấp 1 của Việt Nam cho các hãng ô tô lớn bình quân lên tới hơn 400 doanh nghiệp, tăng hơn 200% so với năm 2016.
Thời gian qua, nhờ làn sóng dịch chuyển sản xuất, ngày càng nhiều tập đoàn lớn xây dựng, đặt trụ sở sản xuất tại Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 5 tháng năm 2023 đạt gần 10,86 tỷ USD. Sự chuyển dịch của các doanh nghiệp FDI kéo theo nhu cầu lớn về xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng hoàn thiện, nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn nhân lực, tiết giảm chi phí đầu tư.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA), thời gian qua liên tục đón các doanh nghiệp FDI đề nghị hỗ trợ kết nối và xây dựng chuỗi cung ứng, trong đó có các doanh nghiệp đầu chuỗi từ châu Âu, châu Mỹ hay một loạt nhà cung ứng cấp 1 của Apple.
Đặc biệt, các “ông lớn” này không chỉ đặt vấn đề tìm kiếm một, hai nhà cung cấp mà đều muốn tiếp cận theo chuỗi, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam. “Đây rõ ràng là kỳ vọng để doanh nghiệp Việt phát triển, có vị trí then chốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu với những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn”, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Đỗ Thị Thúy Hương nhận định.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang là địa điểm được các doanh nghiệp FDI quan tâm vì đáp ứng được nhiều yếu tố then chốt như sự ổn định chính trị, nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau dịch Covid-19, các cân đối vĩ mô được đảm bảo, lạm phát được kiềm chế.
Cùng với đó, kết cấu hạ tầng của Nhà nước, nhất là hệ thống đường bộ cao tốc, nhiều Hiệp định Thương mại tự do đã được ký kết và đang được thực thi có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, việc thu hút đầu tư vào KCN hiện nay vẫn còn gặp những thách thức như thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, việc giải phóng mặt bằng cho các KCN mới thành lập còn nhiều vướng mắc, kéo dài.
Nhận định về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) chia sẻ, sau hơn 30 năm mở cửa thu hút đầu tư, nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Sự tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài không chỉ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy nhanh thời gian mở rộng thị trường quốc tế, mà ngày càng cải tiến hơn về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh (chuyên môn, công nghệ, kỹ thuật…), giảm gánh nặng về vốn cho nhiều dự án lớn.
Bên cạnh đó, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn nước ngoài hiệu quả còn góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ; thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập.
Tận dụng nguồn vốn FDI hiệu quả
Cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ đang hiện hữu, triển vọng rất tích cực, vấn đề cốt lõi để biến cơ hội, triển vọng thành hiện thực cần những giải pháp đồng bộ và thực hiện quyết liệt nhằm khắc phục cơ bản các điểm nghẽn mà nhà đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước đã liên tục kiến nghị.
“Theo đó, cần ban hành chính sách ưu đãi hợp lý để khuyến khích các tập đoàn FDI liên kết theo chuỗi với doanh nghiệp trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ về tài chính, tín dụng ưu đãi để đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Như vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ mới đủ khả năng nắm bắt được các cơ hội trước mắt để bứt phá, tạo vị trí then chốt hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu”, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài kiến nghị.
Theo ông Bùi Thanh Nam, Tổng giám đốc Công ty CP Nhựa Hà Nội, muốn sẵn sàng đón làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam, đặc biệt là tiếp nhận các đơn hàng khó, doanh nghiệp cần đầu tư chiều sâu cả về quy mô, vốn, con người và công nghệ, nhằm thích ứng tính cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả, tiến độ so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. “Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt phải chủ động cải tiến năng lực và quy trình sản xuất của mình”- lãnh đạo Công ty CP Nhựa Hà Nội nói.
Doanh nghiệp FDI vốn có yêu cầu cao cho sản phẩm, linh kiện chính xác, yêu cầu ngoại quan cao và tiến độ khuôn mẫu, tiến độ giao hàng nhanh chóng, giá cả cạnh tranh cũng là một yếu tố quyết định trong kinh doanh.
Bên cạnh các yêu cầu về kĩ thuật, giá thành, chất lượng sản phẩm, để trở thành nhà cung cấp cho doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp cũng cần phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, môi trường dựa trên tiêu chuẩn toàn cầu như ISO 9000, ISO 14001, và chứng chỉ IFTA16949 cho ngành ô tô. Đây chính là các hành trang cần thiết cho sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt nam thời hội nhập và dịch chuyển vùng của các hãng công nghiệp lớn hiện nay.
Nắm bắt cơ hội và thách thức trên, Công ty CP Nhựa Hà Nội đã và đang tự hoàn thiện hệ thống quản lý của mình, tăng cường cải tiến, đầu tư công nghệ mới, máy móc thiết bị phụ trợ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Hiện Nhựa Hà Nội hiện là nhà cung ứng cho nhiều tập đoàn có thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Honda, Toyota, Piaggio, Daikin, Canon, LG, Panasonic, Housetec, Shoden… Hiện tại, các nhà máy của Nhựa Hà Nội được trang bị hệ thống máy đúc phun với các hệ máy từ 50T đến 2500T, đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng từ các sản phẩm chính xác nhỏ, cho đến sản phẩm có kích thước lớn trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô.