Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đánh giá kinh nghiệm quốc tế và đề xuất một số bài học về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Hỗ trợ DNNVV về thể chế đã có sự thay đổi dần mang tính chất toàn cầu, trong đó nội dung khác biệt cơ bản được thể hiện qua vai trò của Nhà nước trong sự can thiệp vào thị trường để phát triển khu vực doanh nghiệp này.

I. Đánh giá về quá trình phát triển và xu hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các quốc gia trên thế giới

Các mô hình đầu tiên, xuất hiện từ đầu thập niên 1950 trên thế giới, nhìn nhận khu vực DNNVV như một thực thể yếu đuối cần bảo vệ, do vậy, chính phủ các nước đã xây dựng các chính sách phát triển DNNVV theo chiều rộng nhằm chủ yếu thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội như giải quyết công ăn việc làm hay phát triển cân đối vùng. Do vậy, các chính sách phát triển DNNVV được đặt ra vào thời điểm đó thường không mang các yếu tố khách quan mà chủ yếu là để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được đặt ra, nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị. Mô hình can thiệp mạnh mẽ của chính phủ nêu trên, trong thời gian đầu cũng gặt hái được một số thành quả nhất định với sự gia tăng nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp nhỏ.

Tuy nhiên, mô hình này đã bộc lộ nhiều nhược điểm cùng với đặc thù của chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hướng về xuất khẩu trong giai đoạn này đã thường xuyên tạo ra sự phân tán các thị trường giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, khu vực doanh nghiệp lớn với công nghệ sử dụng nhiều vốn thì cung cấp hàng hoá cho thị trường bậc cao, trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhỏ với công nghệ lạc hậu thì cung cấp hàng hoá kém chất lượng cho thị trường thấp cấp. Kết quả không thành công của mô hình phát triển DNNVV theo định hướng chính trị cùng với các tiến bộ đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và các chương trình tự do hoá các nền kinh tế đã góp phần chuyển dịch mô hình trên sang dạng “phát triển DNNVV có lựa chọn”, theo cách tiếp cận này, trọng tâm của chiến lược phát triển DNNVV ở các nước là chương trình hỗ trợ DNNVV trong một số ngành sản xuất kỹ thuật cao hoặc dịch vụ mới với những khoản trợ cấp lớn từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì sự hỗ trợ thái quá của Chính phủ trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến việc bóp méo thị trường để ưu tiên phát triển DNNVV, làm giảm tính cạnh tranh của các ngành nghề nói chung, đồng thời hạn chế lợi thế đầu tư quy mô lớn nói riêng.

Quan điểm này phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế của một số nước như Mỹ, theo đó Chính phủ nước này cho rằng Chính phủ tham dự càng ít vào nền kinh tế càng tốt. Vai trò của chính phủ là duy trì luật pháp và trật tự xã hội, cung cấp một số cơ sở hạ tầng như đường xá, điện nước, nhà ở... thậm chí một số dịch vụ công cộng khác như cung cấp năng lượng, giao thông công cộng... cũng được giao cho khu vực tư nhân. Phương thức tiếp cận theo hướng thị trường tự do sẽ giảm thiểu việc ban hành các chính sách một cách tuỳ tiện và việc thu lợi bất chính bằng hối lộ và tham nhũng. Do đó, xu hướng hỗ trợ DNNVV đã có những thay đổi.

Từ năm 1991 Ngân hàng Thế giới đã chấm dứt toàn bộ các khoản cho vay trực tiếp đối với DNNVV, phản ánh một xu thế chuyển dịch quan điểm từ bỏ việc hỗ trợ trực tiếp DNNVV sang các biện pháp hỗ trợ gián tiếp. Trong nền kinh tế thị trường hoàn toàn tự do, các DNNVV được bảo trợ bởi pháp luật về chống độc quyền, cũng tự tìm được các thị trường ngách thích hợp với lợi thế của sản xuất quy mô nhỏ, đồng thời với cơ chế này, các doanh nghiệp được tự do phát huy các thế mạnh của mình trong việc lựa chọn các loại hàng hoá và dịch vụ cung cấp. Do vậy, khu vực DNNVV ở nhiều nước theo trường phái thị trường tự do cũng đạt được những thành tựu phát triển nhất định, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các nước đó. Tuy nhiên, mô hình phát triển DNNVV theo trường phái này thường chỉ đạt được kết quả khả quan tại các nước phát triển, sự phân bổ các nguồn lực đã được thị trường điều tiết khá hiệu quả. Ngược lại, đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng mô hình trên không thu đựoc kết quả đáng kể nào như trường hợp của nhiều quốc gia châu Phi trong nhiều thập kỷ qua. 

Đến cuối thập niên 1980 và đầu những năm 1990, với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá một cách phổ biến, một mô hình mới với cách tiếp cận là “tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV phát triển”, với trọng tâm nhấn mạnh vào năng lực cạnh tranh của DNNVV được hình thành và trở lên phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang tham gia sâu rộng và quá trình hội nhập quốc tế.

Như vậy, phương thức can thiệp của chính phủ các nước vào thị trường để thúc đẩy sự phát triển DNNVV đã trải qua rất nhiều mô hình khác nhau, mỗi mô hình đều đã đạt được những kết quả nhất định.

Qua xem xét những hạn chế của từng mô hình, có thể nói rằng, phương thức tiếp cận của mô hình “tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV phát triển” là phù hợp hơn cả. Vai trò của Nhà nước trong phát triển DNNVV chỉ nên tập trung vào việc bù đắp khiếm khuyết của thị trường, với các nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV, thiết kế và áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận tài chính để tạo điều kiện về vốn kinh doanh cho DNNVV và tăng cường các dịch vụ phát triển doanh nghiệp mà DNNVV cần để bù đắp những kỹ năng thiếu hụt do nguồn nhân lực trong DNNVV không có và cuối cùng, cần phải khẳng định rằng, Nhà nước không phải là nhà cung cấp trực tiếp dịch vụ hỗ trợ cho DNNVV, mà việc này thị trường đảm nhiệm sẽ có hiệu quả hơn.

II. Đánh giá về một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay SMEs đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, DNNVV cũng là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển do những hạn chế về quy mô nhỏ, thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, đại bộ phận doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề pháp lý... chính vì vậy, trong những thập niên gần đây, hệ thống doanh nghiệp này đang là mục tiêu trọng tâm của các chính sách hỗ trợ phát triển của các quốc gia, nhiều chương trình và chính sách đã được Chính phủ các nước triển khai thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV, một số quốc gia đã luật hóa quy định, chính sách hỗ trợ DNNVV nhằm tạo cơ sở pháp lý đủ mạnh để phát triển khu vực doanh nghiệp này như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines...vv.

Thứ nhất, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước nhưMỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc,Singapore trong chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy rằng cho dù đối với các nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn hết sức quan trọng, Chính phủ cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của hệ thống doanh nghiệp này, trong đó hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn và hỗ trợ về mặt pháp lý được coi là then chốt,việc hỗ trợ được thể hiện một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên nhóm đối tượng thụ hưởng chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhỏ và vừa.

Xuất phát từ đặc điểm cố hữu của DNNVV, nội dung hỗ trợ phát triển DNNVV của nhiều nước đều tập trung vào các vấn đề như: Cải thiện môi trường kinh doanh: Hỗ trợ về tài chính, tín dụng; Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ; Hỗ trợ xúc tiến, mở rộng thị trường; Hỗ trợ thông tin và tư vấn; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp… Trong đó, mối quan tâm trọng tâm của nhiều nước là hỗ trợ DNNVV gia tăng khả năng tiếp cận tài chính và hỗ trợ tín dụng, gần đây, do sức ép hội nhập, các nước cũng đã dành sự quan tâm đến các hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm các nước cũng chỉ ra rằng hỗ trợ tài chính, tín dụng cho DNNVV là mục tiêu và hoạt động hỗ trợ cơ bản cho DNNVV ở nhiều nước, do đó cần tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện để các DNNVV tiếp cận được các hình hỗ trợ tài chính của Chính phủ, đồng thời cần tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế doanh nghiệp cho các DNNVV, đặc biệt là các quy định pháp luật liên quan đến mức thuế suất thấp hơn cho các công ty siêu nhỏ và nhỏ.

Thứ hai, việc hỗ trợ không đồng nghĩa với việc làm thay toàn bộ mà chỉ góp phần tạo ra những cú hích, đòn bẩy nhằm thay đổi về nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, đặc biệt là việc vận dụng hiệu quả pháp luật liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cũng theo hệ thống quan điểm này, việc hỗ trợ pháp lý chỉ tập trung vào nhóm đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối tượng thể hiện sự yếu kém về năng lực cạnh tranh, thiếu hụt về vốn, kỹ thuật (dưới mức chuẩn để tham gia và có vị thế, cạnh tranh trên trường quốc tế), việc hỗ trợ chủ yếu giúp nhóm doanh nghiệp này tìm lại sự cân bằng và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của pháp luật mà không ảnh hưởng tới các cam kết quốc tế về chống trợ cấp, cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ ba, song song với những hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, Chính phủ các nước đều cho rằng việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện, cung cấp thông tin về thể chế, pháp lý là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đều nhằm vào việc trợ giúp những bất lợi, cùng với sự tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp họ khai thác tốt các tiềm năng kinh tế, đặc biệt là tiềm năng trong nước. Việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ cần có chương trình, chính sách hỗ trợ, có quan điểm, chiến lược đúng đắn mà còn cần đến sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau. Chính phủ phải tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, đồng thời có định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn và phải khuyến khích, điều tiết hợp lý bằng hệ thống chính sách linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của giai đoạn đó.

Mặt khác, việc hỗ trợ đối với DNNVV ở các nước đều phụ thuộc vào nền kinh tế, tùy theo tình hình kinh tế - xã hội mà các nền kinh tế sử dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách hiệu quả.

Thứ tư, các nước có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng kết cấu Luật hỗ trợ cho DNNVV, kết cấu này có những điểm khác nhau nhất định phụ thuộc vào cách thức xây dựng, triển khai chính sách của từng nước, cụ thể:

Hệ thống chính sách hỗ trợ DNNVV của Hàn Quốc gồm một hệ thống nhiều luật bên cạnh Luật khung về DNNVV quy định các định hướng và mục tiêu lớn về chính sách phát triển DNNVV và một số Luật điển hình liên quan đến hỗ trợ và phát triển DNNVV. Trong giai đoạn đầu tiên hỗ trợ DNNVV, Chính phủ Hàn Quốc chỉ đưa ra Luật cơ bản về DNNVV mang tính chất định hướng và tạo hành lang pháp lý để xây dựng các đạo Luật cụ thể hỗ trợ DNNVV về sau này. Các Luật cụ thể riêng biệt được ban hành sau đó nhằm để giải quyết các vấn đề cụ thể mà DNNVV gặp phải trong quá trình phát triển.

Tại Nhật Bản, chính sách cho DNNVV của Nhật Bản được xây dựng theo hai cấp độ rõ ràng ngay từ đầu, Luật cơ bản về DNNVV mang tính chất là một Luật khung định hướng thể hiện sự quan tâm, cam kết của Chính phủ đối với việc hỗ trợ DNNVV phát triển và nhiều Luật hỗ trợ chuyên ngành, đặc thù từng lĩnh vực được ban hành nhằm xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ cụ thể cho DNNVV để giải quyết các nhu cầu hỗ trợ của DNNVV trong từng thời kỳ phù hợp với tình trạng phát triển.

Trong khi đó, Mỹ đã hình thành Luật khung về DNNVV năm 1953 với mục đích bảo hộ quyền lợi cho các DNNVV, tạo ra khung khổ để xây dựng các chính sách cụ thể cho DNNVV, hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính, hỗ trợ phát triển thị trường và quốc tế hóa doanh nghiệp. Đến nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, một số đạo luật mới được thông qua như: Luật Phục hồi và Đầu tư lại của Hoa Kỳ năm 2009 (The American Recovery and Reinvestment Act of 2009), Luật Việc làm của doanh nghiệp nhỏ năm 2010 (The Small Business Jobs Act of 2010)… đã góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong phát triển cộng đồng DNNVV ở Hoa Kỳ.

Như vậy, có thể thấy rằng không thể thiếu được việc ban hành Luật về DNNVV, điều này tạo ra điểm nhấn và khẳng định mối quan tâm của Chính phủ trong việc phát triển DNNVV, đồng thời sẽ cần có thêm các luật chuyên ngành để triển khai các chính sách cụ thể đối với DNNVV.

III. Đề xuất một số bài học về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Đối với Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và đặc điểm của DNNVV như sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật cần được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu, một môi trường luật pháp thuận lợi, tích cực sẽ hỗ trợ các DNNVV nhiều hơn là những chính sách ưu đãi của Chính phủ.

Ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết một số điều Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế cho Nghị định số 66/2008/NĐ-CP). Việc ban hành các văn bản này cho thấy Việt Nam đã đi đúng hướng trong việc hoàn thiện khung kháp lý nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp và tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, nhiều nội dung của Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 cần được quy định chi tiết và có hướng dẫn thi hành. Do vậy, việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật là cần thiết để góp phần thực thi luật một cách toàn diện. Ngoài ra, cần áp dụng ngay các biện pháp nhằm làm giảm thiểu sự rườm rà của quản lý hành chính nhà nước trong hỗ trợ DNNVV, cắt bớt các khâu, giai đoạn không cần thiết, giải quyết triệt để tình trạng vòi vĩnh, tham nhũng trong việc thực hiện thủ tục hành chính, không để xảy ra tình trạng lobby chính sách nhằm xử lý việc cho nhanh… Muốn thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp được tốt phải xuất phát từ nhận thức về sự cần thiết, vai trò của bộ phận doanh nghiệp này trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời cách áp dụng phải linh hoạt, có nhiều các biện pháp hỗ trợ trên thực tế.

Hai là, xác định đối tượng được Nhà nước hỗ trợ pháp lý một cách thật sự khoa học, đánh giá đúng mức vai trò và vị trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đưa ra một định nghĩa hoặc tiêu chí thống nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa, song có điểm chung là tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào doanh thu và số lao động, được chia thành 3 mức độ quy mô: Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong 3 lĩnh vực của nền kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 cũng đã xác định rõ đối tượng được Nhà nước hỗ trợ là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tương đối thống nhất với các nước.

Thực tế chỉ ra rằng, quá trình phát triển kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhóm chiếm số đông trong nền kinh tế, có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia nhưng cũng là đối tượng gặp nhiều khó khăn, bất lợi trong quá trình phát triển kinh tế và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, để có những biện pháp, chính sách hỗ trợ đúng mức và phù hợp, cần có tiêu chí xác định DNNVV một cách khoa học, đánh giá đúng mức vai trò và vị trí trong phát triển kinh tế.

Ba là, thành lập các tổ chức chuyên trách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên nhiều lĩnh vực

Kinh nghiệm các nước cho thấy Nhà nước cần quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát triển các hình thức hiệp hội, nghiệp đoàn, các tổ chức chuyên trách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua các khó khăn theo hướng khuyến khích DNNVV phát triển. Bên cạnh đó, để triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ hỗ trợ pháp lý cho DNNVV, cần xây dựng một hệ thống các đơn vị thực hiện hỗ trợ từ Trung ương đến địa phương.

Mặt khác, việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện doanh nghiệp để hỗ trợ toàn diện đáp ứng các nhu cầu trợ hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp, hình thành mối liên kết giữa các đơn vị thực hiện hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, đặc biệt là kết hợp với các tổ chức hành nghề luật sư, các Đoàn luật sư tham gia vào hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cùng với đó, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nên thực hiện tập trung vào một số hoạt động chính, như tăng cường năng lực tiếp cận với các thông tin chính sách pháp luật, tăng cường năng lực góp ý hoàn thiện pháp luật của doanh nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp, cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Bốn là, cần có Chương hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Trung ương đến địa phương phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Thứ nhất, để triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống các đơn vị thực hiện từ Trung ương đến địa phương.

Thứ hai, việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện doanh nghiệp để hỗ trợ toàn diện đáp ứng các nhu cầu trợ hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp, hình thành mối liên kết giữa các đơn vị thực hiện hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, đặc biệt là kết hợp với các tổ chức hành nghề luật sư, các Đoàn luật sư tham gia vào hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Thứ ba, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nên thực hiện tập trung vào một số hoạt động chính, như tăng cường năng lực tiếp cận với các thông tin chính sách pháp luật, tăng cường năng lực góp ý hoàn thiện pháp luật của doanh nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp, cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Năm là, cần nghiên cứu một cách đầy đủ các bước trong việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chú trọng đến công tác đánh giá kết quả và tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho DNNVV

 Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc thực hiện các bước trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phải thực hiện từ việc nghiên cứu nhu cầu cần hỗ trợ pháp lý của DNNVV; đối tượng doanh nghiệp cần hỗ trợ pháp lý; thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra; đánh giá kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và việc tiếp nhận các phản hồi của doanh nghiệp về các chính sách, pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp tại Việt Nam.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và áp dụng cho Việt Nam phải dựa trên các nguyên tắc như các biện pháp hỗ trợ pháp lý cho DNNVV được áp dụng cho mọi DNNVV, không phân biệt hình thức sở hữu, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động nhưng phải lấy doanh nghiệp làm đối tượng chủ yếu; các biện pháp hỗ trợ pháp lý cho DNNVV cần bảo đảm nguyên tắc Nhà nước không làm thay công việc của doanh nghiệp, việc hỗ trợ của Nhà nước không làm hạn chế sự phát triển của thị trường dịch vụ tư vấn pháp lý nói chung và thị trường dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp nói riêng; nội dung của các biện pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quy định trên cơ sở có tính đến điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của từng ngành, từng địa phương trong từng thời kỳ, bảo đảm sự hài hòa giữa trách nhiệm hỗ trợ với nguồn lực thực tế về tài chính, nhân sự của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương; tăng cường đầu tư, đổi mới các hình thức, phương thức hỗ trợ pháp lý theo hướng xã hội hóa, huy động sức mạnh của các tổ chức xã hội, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp và công tác hỗ trợ pháp lý.

Trích “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Bộ Công thương (2023) - chủ nhiệm đề tài, ThS. Nguyễn Thị Giang


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website