Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng Năm ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 10%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12,5%). 

Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước (Trà Vinh giảm 17,2%; Hà Tĩnh giảm 7,5%). Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2022 tăng 1,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước.

Tuyển gấp 02 nam làm điện tại Nhật Bản (Thi tuyển ngày 10/5/2016) - Công ty  Letco

Theo Báo cáo Kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong mức tăng chung của IIP, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12,5%), đóng góp 7,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,5%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,1%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm 2022 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, sản xuất trang phục tăng 22%; sản xuất thiết bị điện tăng 20,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 16,8%; khai thác than cứng và than non, sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 13,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,5%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 11,2%.

Riêng trong tháng 5, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5%; ngành khai khoáng tăng 4,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,4%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi do dịch COVID-19 được kiểm soát. Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát như: Thanh Hóa tăng 17,3%; Bắc Ninh tăng 19,9%; Quảng Nam tăng 22,4%; Bình Phước tăng 22,6%; Hà Giang tăng 25,8%; Bắc Giang tăng 45,7%...

Trong tháng Năm, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10,9% về số doanh nghiệp so với tháng trước; tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có 5.207 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 26% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2021; có 4.964 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 7,9% so với tháng trước và tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021; có 4.186 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 11,3% và giảm 1,1%; có 1.339 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 9,1% và tăng 4,7%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 71,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 20%, bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Năm ước đạt 38,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 147,8 nghìn tỷ đồng, bằng 27,7% kế hoạch năm và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 11,71 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2022 có 43 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 293,4 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%.


Tác giả: An Nghiệp

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website