Quy định chế độ bồi dưỡng đối với lao động làm việc trong điều kiện độc hại
Theo quy định tại Thông tư này, lao động làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc; độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành và đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật với mức bồi dưỡng được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng 10.000 đồng đối với mức 1; 15.000 đồng đối với mức 2; 20.000 đồng đối với mức 3 và 25.000 đồng đối với mức 4.
Riêng đối với lao động không thuộc các trường hợp nêu trên, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định. Trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Bên cạnh đó, Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH cũng quy định các Bộ,ngành, địa phương có trách nhiệm tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xem xét, quyết định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013 và thay thế Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30 tháng 05 năm 2012.
Chi tiết Thông tư xem tại đây.