Ngành công nghiệp ô tô: Trăn trở với bài toán nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
Quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải cho biết, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Năm 2016, sản lượng đạt trên 2 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015 và 109% so với năm 2014. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ… Đã có sự tham gia tích cực và rộng rãi của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có một số Công ty trong nước Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty Cổ phần ô tô TMT.... và các Tập đoàn ô tô lớn trên thế giới (Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi, ...).
Tổng năng lực sản xuất - lắp ráp ô tô khoảng 460 ngàn xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con (công suất khoảng 200 ngàn xe/năm), xe tải và xe khách (công suất khoảng 215 ngàn xe/năm). Đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD/năm và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp.
Bên cạnh lợi thế, công nghiệp ô tô của nước ta hiện còn nhiều hạn chế như: Chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản); Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.
Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại được chỉ ra là do quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ (thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/10 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan và 1/4 của Indonesia), trong khi ngành công nghiệp ô tô phát triển dựa vào lợi thế quy mô; Số lượng doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô quá nhiều so với quy mô thị trường; GDP bình quân đầu người giai đoạn vừa qua chưa đủ để người dân có thể sở hữu ô tô...
Thời gian qua, Việt Nam bước đầu đã hình thành nên một ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 55% vượt chỉ tiêu so với qui hoạch).
Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe; Chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn; Các loại nguyên vật liệu cơ bản như thép chế tạo, cao su, nhựa và chất dẻo phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Trăn trở với bài toán nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
Hội thảo thu hút sự quan tâm, trao đổi rất thẳng thắn và đầy tâm huyết của đông đảo các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành, hiệp hội cùng các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước và các doanh nghiệp FDI.
Ông Phan Đăng Tuất, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách công nghiệp (Nạp Tiền 188bet ), Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp CNHT Việt Nam cho rằng, không nên coi sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp mà phải là một nền công nghiệp ô tô. Khi nhận thức được như thế thì chúng ta mới có các chính sách bắt kịp xu thế vì quy mô của nó vô cùng lớn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính bày tỏ niềm vui khi thấy được quyết tâm rất cao của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thanh Hằng, các giải pháp, đề xuất tại Hội thảo chưa thực sự cụ thể, chi tiết. Theo đó, không nên nói chung chung về vấn đề yêu cầu giảm thuế vì giảm thuế hay các chính sách thuế nói chung đều phải phù hợp với các cam kết, thỏa thuận thương mại quốc tế, cái quan trọng là các doanh nghiệp hãy giống như Thaco, Vinfast… trăn trở vấn đề làm thế nào nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và gia tăng sản lượng.
Ông Phạm Văn Tài, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết xuất hướng là một trong những hướng phát triển lâu dài của Thaco. Trong năm 2018, Thaco sẽ xuất khẩu mạnh dòng xe khách, còn linh kiện ô tô, Công ty đã xuất khẩu từ những năm trước, hiện đã xuất sang khoảng 10 nước. Thời gian tới, Thaco sẽ tổ chức tour du lịch công nghiệp để tất cả mọi người có thể trực tiếp đến thăm các nhà máy của Thaco, trực tiếp nhìn thấy quá trình sản xuất, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn rất khắt khe, từ đó đặt niềm tin vào các sản phẩm mình lựa chọn.
Về các chính sách dành cho ngành công nghiệp ô tô, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải cho biết, trong thời gian ngắn sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh, sản xuất ô tô. Theo đó, sẽ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp lớn. Bởi, chỉ có những doanh nghiệp đủ lớn mới kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, từ đó là động lực để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên. Quan điểm của Chính phủ thời gian tới là ưu tiên kêu gọi các Tập đoàn, Tổng công ty đa quốc gia đảm bảo đủ hai tiêu chí: lớn mạnh và chưa có cơ sở sản xuất trong khu vực để kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước nhà.
Định hướng và giải pháp phát triển ngành
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014) và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2014) với định hướng như sau:
- Đối với xe chở người đến 9 chỗ ngồi (xe con): tập trung vào phát triển các sản phẩm xe con phù hợp với người ViệtNam và xu hướng phát triển xe con của thế giới (xe thân thiện môi trường: eco car, hybrid, xe điện.…) gồm: Xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.
- Đối với xe tải và xe khách: tập trung vào phát triển các chủng loại sản phẩm sản xuất trong nước có lợi thế và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn; các loại xe chuyên dùng, gồm có: xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; xe khách tầm trung và tầm ngắn; xe chở bê tông, xi téc và đặc chủng an ninh - quốc phòng; xe nông dụng đa chức năng.
- Về công nghiệp hỗ trợ: định hướng trong thời gian tới là tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp lớn nước ngoài trong việc sản xuất linh kiện và phụ tùng, trong đó tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công lượng công nghệ cao phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước, thay thế nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.
Để phát triển ngành công nghiệp ô tô và phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Việt Nam nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô, thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục Công nghiệp và các đơn vị của Nạp Tiền 188bet đã triển khai thực hiện những giải pháp sau:
Một là, làm đầu mối thành lập Tổ công tác liên ngành để đánh giá việc thực hiện Chiến lược và Quy hoạch ô tô. Trên cơ sở kết quả làm việc của Tổ công tác, Cục Công nghiệp đã đề xuất các nhóm giải pháp phát triển ngành sau: Tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ô tô trong nước; Tập trung hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước với một số các sản phẩm ô tô chủ lực, có dung lượng thị trường tốt, và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trong khu vực thông qua các biện pháp; Thu hút đầu tư FDI: thu hút đầu tư của các Tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có qui mô lớn tại Việt Nam.
Hai là, xây dựng Nghị định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô: Thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục Công nghiệp đã chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô nhằm quy định điều kiện cụ thể về ngành nghề sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô và điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô qua đó đảm bảo thị trường ô tô phát triển bền vững, minh bạch, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và an toàn môi trường. Ngày 31 tháng 5 năm 2017, Nạp Tiền 188bet đã có Tờ trình số 4792/Ttr-BCT trình Chính phủ dự thảo Nghị định này để xem xét, phê duyệt.
Ba là, nghiên cứu, áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng đột biến và ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất trong nước. Để khuyến khích ngành sản xuất ô tô trong nước, Nạp Tiền 188bet đã giao các đơn vị nghiên cứu, áp dụng biện pháp chống gian lận thương mại để hạn chế việc xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng bất thường gây tác động bất lợi đến sản xuất trong nước.
Bốn là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ qua đó tăng tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô. Cục Công nghiệp đang chủ trì đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách: Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển, Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.