Nền kinh tế tuần hoàn và cơ hội hợp tác giữa Việt Nam - Hà Lan
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, Hội nghị này là một trong những hoạt động thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai quốc gia cùng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ trưởng hy vọng, Hội nghị này sẽ là bước khởi đầu cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hà Lan về nền kinh tế tuần hoàn, là cầu nối các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, nhằm biến chất thải thành tài nguyên để tái sử dụng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Theo Thứ trưởng, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường thông qua nhiều nhiều chiến lược, định hướng quan trọng, có thể kể đến Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn. Theo đó, Việt Nam ưu tiên Xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng. Về phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam đặt mục tiêu tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo đạt 32% vào năm 2030 và 43% vào năm 2050.
Để đạt được mục tiêu nói trên, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai một loạt các chương trình như Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường; Cơ chế hỗ trợ phát điện từ sinh khối và chất thải rắn, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh...
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thực tế là lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô ngày càng cạn kiệt. Hàng năm chất thải công nghiệp như tro xỉ nhiệt điện, xỉ thép, bã thải Gyps từ sản xuất phân bón DAP… lên tới 16 triệu tấn, chất thải rắn sinh hoạt từ đô thị và nông thôn phát sinh khoảng 25 triệu tấn, lượng chất thải và phụ phẩm nông nghiệp lên tới 43 triệu tấn/năm. Lượng chất thải này chưa được tận dụng triệt để làm đầu vào cho các ngành sản xuất khác trong khi Việt Nam đang phải nhập khẩu hàng triệu tấn giấy, nhựa, sắt thép phế liệu phục vụ cho sản xuất.
Thứ trưởng nhấn mạnh, Nạp Tiền 188bet là cơ quan được Chính phủ giao quản lý nhiều phân ngành lớn của nền kinh tế như: Năng lượng (điện, than và dầu khí), công nghiệp hóa chất, thép, dệt may, rượu bia nước giải khát, công nghiệp ô tô, xe máy, máy động lực, công nghiệp phụ trợ...
Trong các phân ngành này, có tiềm năng lớn của việc sử dụng chất thải của ngành này làm đầu vào quan trọng cho ngành khác: Lượng tro xỉ nhiệt điện tạo ra hàng năm 12,2 triệu tấn có thể sử dụng làm phụ gia xi măng, vật liệu xây dựng không nung… thay thế cho xi măng, gạch nung truyền thống; Lượng bã thải Gyps từ sản xuất phân bón có thể thu hồi axít để sản xuất pin, ắc quy, chất tẩy rửa thay thế một phần hóa chất cơ bản; Bã thải từ ngành sản xuất Rượu bia nước giải khát làm thức ăn chăn nuôi, phân từ gia súc thải ra có thể sử dụng để làm hầm khí sinh học biogas; ngàh thép, xi măng, vật liệu xây dựng, lượng chất thải rắn sinh hoạt, phê phụ phẩm nông nghiệp... có thể thu hồi nhiệt cho sản xuất điện năng.
Thứ trưởng khẳng định, các phân ngành công nghiệp và nông nghiệp có thể kết hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra chuỗi sản phẩm - nguyên liệu khép kín nhằm tận dụng triệt để đầu ra của khâu này cho đầu vào của khâu tiếp theo trong chuỗi... Như vậy, bên cạnh những thách thức Việt Nam cũng có cơ hội, tiềm năng lớn trong việc tái chế, thu hồi nguyên liệu và sản xuất năng lượng từ chất thải.
Đại sứ Hà Lan Elsbeth Akkerman cũng cho biết, nền kinh tế tuần hoàn là hướng đi tương lai của Hà Lan. Đại sứ quán Hà Lan rất vui khi được Nạp Tiền 188bet hỗ trợ tổ chức Hội nghị này, và mong rằng, các doanh nghiệp của hai nước sẽ có thể hợp tác hiệu quả, tìm kiếm cơ hội đầu tư để tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa hai nước.
Hội nghị có sự tham dự của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan trong lĩnh vực xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải.
Hội nghị diễn ra trong cả ngày 27/9/2018, nhận được rất nhiều ý kiến cụ thể, thực tế về tình hình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải tại Việt Nam cũng như những kinh nghiệm mà các doanh nghiệp Hà Lan chia sẻ.
Hà Lan là một trong những quốc gia đi đầu trong việc chuyển đổi từ nền kinh tế thông thường sang nền kinh tế tuần hoàn với mục tiêu trở thành nền kinh tế tuần hoàn vào năm 2050. Những kinh nghiệm của Chính phủ và doanh nghiệp Hà Lan sẽ đặc biệt quý báu và cần thiết cho Việt Nam trong quá trình định hướng và phát triển một nền kinh tế tuần hoàn. |