Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khánh thành tòa nhà 40.000m2 của Trung tâm Phân tích Thí nghiệm và Văn phòng VPI

Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng được tổ chức trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 55 Ngày Truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2016).

 

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừa khánh thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng công trình Trung tâm Phân tích Thí nghiệm và Văn phòng Viện Dầu khí Việt Nam tại Khu công nghệ cao TP HCM với diện tích 40.000m2.

 

Lễ cắt băng khánh thành Tòa nhà Trung tâm Phân tích Thí nghiệm và Văn phòng VPI tại TP HCM.

 

Tham dự sự kiện có đại diện Nạp Tiền 188bet – bà Ngô Thúy Quỳnh, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Vận chuyển chế biến Dầu khí,Tổng cục Năng lượng; ông Nguyễn Hùng Dũng, ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; ông Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam.

 

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Phân tích Thí nghiệm và Văn phòng Viện Dầu khí Việt Nam được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giao cho Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên diện tích 40.000m2 (4ha) tại Lô E-2B-5 và Lô I-4B-1.2 tại Khu công nghệ cao TP HCM, gồm các hạng mục: Tòa nhà Văn phòng, Trung tâm Phân tích Thí nghiệm, Khu gia công mẫu, Kho tàng trữ mẫu, Xưởng sản xuất thực nghiệm, Khu kỹ thuật phụ trợ.

 

Trong đó, Trung tâm Phân tích Thí nghiệm được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại và phần mềm chuyên dụng sẽ phân tích toàn diện mẫu lõi, mẫu lưu thể (dầu, khí, nước), nâng cao chất lượng phân tích mẫu cổ sinh, địa tầng, thạch học, trầm tích, địa hóa, PVT… Việc đầu tư xây dựng Trung tâm Phân tích Thí nghiệm sẽ tăng tỷ lệ phân tích mẫu trong nước lên đến trên 90%, tiết kiệm chi phí gửi và phân tích mẫu ở nước ngoài, tiết kiệm thời gian cho nhà thầu, bảo mật thông tin dầu khí của quốc gia.

 

Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống Ngành Dầu khí Việt Nam.

 

Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Nguyễn Anh Đức, Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam đã nhấn mạnh, Công trình này sẽ giúp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam/Viện Dầu khí Việt Nam làm chủ kỹ thuật phân tích tiên tiến nhất, các thiết bị thí nghiệm hiện đại nhất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng đổi mới và chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế, gắn kết nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời, Viện Dầu khí Việt Nam sẽ có đầy đủ cơ sở hạ tầng để đưa vào sản xuất và cung cấp các sản phẩm nghiên cứu đã được Nhà nước và các công ty dầu khí công nhận như: anode hy sinh nhôm, hóa chất phục vụ khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí và các sản phẩm mới.

 

Sau hơn 38 năm xây dựng và phát triển (từ 22/5/1978 đến nay), Viện Dầu khí Việt Nam đã trở thành đơn vị nghiên cứu khoa học tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, về quy mô và tính tổng hợp đứng đầu khu vực Đông Nam Á, có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ cho các lĩnh vực trong chuỗi công nghiệp dầu khí. Cụ thể, Viện Dầu khí Việt Nam triển khai các nghiên cứu điều tra cơ bản, làm sáng tỏ cấu trúc địa chất, đánh giá tiềm năng và trữ lượng dầu khí của các bể trầm tích trên đất liền và thềm lục địa Việt Nam; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò khai thác dầu khí, xây dựng mô hình địa chất, mô phỏng khai thác vỉa dầu khí (đặc biệt với đối tượng móng granitoid chứa dầu), gia tăng hệ số thu hồi dầu, đánh giá, lựa chọn xúc tác, theo dõi và đánh giá ăn mòn, nâng cao hiệu quả các công trình/dự án dầu khí, ứng dụng nhiên liệu sinh học, dự báo tràn dầu và đánh giá tác động môi trường, giải quyết, tư vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý dầu khí...

 

Trung tâm PTTN đi vào hoạt động sẽ giúp Viện Dầu khí Việt Nam có đầy đủ cơ sở tích hợp từ thu thập, lưu trữ, phân tích, tổng hợp kết quả phân tích các loại mẫu dầu khí để chủ dộng nghiện cứu, điều tra cơ bản, cung cấp các kết quả nghiên cứu cho các cơ quan quản lý Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí sử dụng làm luận cứ khoa học, hoạch định chính sách, chiến lược, định hướng phát triển ngành Dầu khí; tăng cường các nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để giúp Tập đoàn và các công ty/nhà thầu dầu khí giải quyết các vấn đề trong SXKD hàng ngày và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Tập đoàn.

 

Phát biểu tại Lễ Khánh thành, ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khẳng định, với quan điểm “khoa học công nghệ là nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của ngành Dầu khí Việt Nam”, trong thời gian qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ. Việc đưa Trung tâm PTTN cùng các hệ thống thiết bị chuyên dụng hiện đại đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và tiềm lực khoa học công nghệ của Viện Dầu khí Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực: phân tích thí nghiệm mẫu đất, đá, chất lưu mô phỏng; tối ưu hóa các quá trình công nghệ; nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm hóa chất và sản phẩm dầu khí; đánh giá an toàn môi trường; giám định, kiểm định kỹ thuật; xử lý chất thải;...

 

Tham quan tại Phòng thí nghiệm

Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quỳnh Lâm đề nghị Viện Dầu khí Việt Nam đưa công trình Trung tâm PTTN vào khai thác, sử dụng một cách hiệu quả, nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, cung cấp nhiều hơn nữa các giải pháp khoa học công nghệ và quản lý hữu ích cho Tập đoàn, các công ty, nhà thầu dầu khí trong thời gian tới; tập trung thực hiện các mục tiêu: gia tăng trữ lượng dầu khí, tối ưu hóa khai thác, nâng cao hệ số thu hồi dầu, nâng cao hiệu quả SXKD cũng như đầu tư sản xuất sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao.

 

Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và hỗ trợ về mọi mặt để Viện Dầu khí thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, có nhiều công trình nghiên cứu và giải pháp khoa học công nghệ thực sự tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của Tập đoàn.

 

Kết quả nghiên cứu và dịch vụ khoa học công nghệ trong 11 tháng đầu năm 2016:

Trong 11 tháng đầu năm 2016, Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) đã triển khai thực hiện 307 hợp đồng nghiên cứu khoa học công nghệ; đọc phản biện, nhận xét 18 báo cáo (RAR, ODP, FDP...); thực hiện phân tích mẫu theo hợp đồng khung.

Trong lĩnh vực nghiên cứu tìm kiếm thăm dò dầu khí, VPI tiếp tục đánh giá tiềm năng dầu khí của các bẫy phi cấu tạo cho khu vực rìa phía Tây bể Cửu Long; chính xác hóa mô hình địa chất mỏ Nagumanovskoye; minh giải, thiết lập các mô hình trọng lực để xây dựng các bản đồ kiến tạo khu vực… VPI tiếp tục hỗ trợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quản lý khai thác các mỏ dầu khí; xây dựng chương trình tổng thể áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu cho các mỏ dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam; nghiên cứu chế tạo nano bạc, dung dịch diệt khuẩn chứa nano bạc dùng cho nước bơm ép để nâng cao hệ số thu hồi dầu; hỗ trợ Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” phân chia sản lượng khai thác các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Gấu Trắng; dự báo sản lượng, phương án tối ưu khai thác Lô 05-1a mỏ Đại Hùng…

Trong lĩnh vực hóa - chế biến dầu khí, VPI đang nghiên cứu sản xuất thử nghiệm hỗn hợp chất biến tính ethanol đa chức năng; nghiên cứu sản xuất sản phẩm hóa dầu từ khí thiên nhiên mỏ Cá Voi Xanh; nghiên cứu phương án xử lý xúc tác RFCC thải từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; đánh giá hiện trạng ăn mòn, hiệu quả chất ức chế ăn mòn cho hệ thống trang thiết bị, đường ống tại giàn H1, H4 mỏ Tê Giác Trắng…

 

Trong bối cảnh giá dầu thế giới suy giảm và duy trì ở mức thấp, VPI tăng cường làm việc với các đơn vị, đối tác để đề xuất triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ dài hạn và các công việc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức rà soát, cơ cấu lại giá dịch vụ, chủ động đàm phán giảm giá dịch vụ hợp lý; chủ động tiết giảm tiêu hao nhiên liệu, năng lượng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, VPI đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước (Schlumberger, JOGMEC, PVEP, PTSC, CMP…) để thực hiện toàn bộ chuỗi dịch vụ và nâng cao chất lượng nghiên cứu ứng dụng.

 

Trong 11 tháng đầu năm 2016, Viện Dầu khí Việt Nam đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chấp nhận 8 đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích: Quy trình thử nghiệm quá trình ngưng tụ khí condensate vùng cận đáy giếng; Quy trình mô phỏng quá trình ngưng tụ pha lỏng trong lòng giếng; Quy trình cấy kim loại tuần hoàn để làm giảm hoạt tính chất xúc tác cracking tầng sôi thương mại; Chất xúc tác dùng cho quá trình cracking xúc tác naphtha và condensate và phương pháp chế tạo chất xúc tác này; Quy trình phục hồi hoạt tính chất xúc tác vanadium pentoxide thải, chất xúc tác thải đã được phục hồi hoạt tính và quy trình hoàn nguyên chất xúc tác này cho quá trình sản xuất acid sulfuric; Quy trình sản xuất xăng có trị số octane cao từ nguồn condensate; Chế phẩm rửa tay dạng gel và quy trình điều chế chế phẩm này…


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website