Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Cần sự chung tay của các doanh nghiệp đầu tàu
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo hội thảo Ảnh Thanh Minh |
Dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm; hội thảo đã diễn ra cởi mở, thẳng thắn và mang tính xây dựng, quyết tâm đưa ngành CHHT của Việt Nam phát triển theo định hướng của Chính phủ.
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ nguyên nhân khiến ngành CNHT nước ta chưa phát triển là do nguồn vốn đầu tư chưa thỏa đáng, việc phát triển của các DN còn dựa vào khai thác tài nguyên khoáng sản, lao động giá rẻ... Hiện cơ cấu giá trị sản phẩm, nhất là sản phẩm công nghiệp nội địa, rất thấp. Với những cơ cấu giá trị sản phẩm lớn thì Việt Nam chỉ mới tham gia khâu gia công. Xác định tính quan trọng của CNHT, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách, tạo cơ chế phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nền kinh tế, tập trung phát triển các ngành CNHT...
Phó Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, ngành CNHT đã đạt được những kết quả bước đầu, ví dụ như đã chủ động nguồn nguyên liệu, ngành da giày nội địa hóa cao; tuy nhiên, kết quả này chưa như mong muốn bởi có nhiều nguyên nhân, trong đó có năng lực sản xuất của DN Việt Nam chỉ chú trọng gia công, chưa chú trọng nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực, vai trò đầu tàu của DN lớn chưa thể hiện rõ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: Hội thảo cần tập trung thảo luận vấn đề phát triển CNHT dựa vào DN trong nước, làm thế nào gắn DN với các nhà khoa học, gắn kết sự hỗ trợ của Nhà nước, phát huy vai trò chủ lực của các DN đầu tàu cùng phát triển ngành CNHT. Vấn đề gì DN cần nhà nước có thể làm được để hỗ trợ ngành CNHT ngày càng phát triển tốt hơn, mạnh hơn, góp phần tăng quy mô cho nền kinh tế, nâng cao giá trị gia tăng trong phát triển sản xuất công nghiệp, giải quyết công ăn việc làm nhiều hơn.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet , Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh chủ trì hội thảo Ảnh Thanh Minh |
Theo ông Trương Thanh Hoài - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Nạp Tiền 188bet - hiện nay, ngành CNHT tại Việt Nam phát triển khá khiêm tốn. Chẳng hạn trong lĩnh vực CNHT ngành ôtô, tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%. Tương tự, trong lĩnh vực CNHT ngành dệt may - da giày: Tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may đạt thấp (tỷ lệ giá trị gia tăng năm 2015 đạt 51,1%). Ngành da giày tỷ lệ cung ứng chỉ khoảng 20- 25%, còn lại phải nhập khẩu, năng lực thiết kế mẫu mã còn yếu... Sở dĩ ngành CNHT chưa phát riển là do dung lượng thị trường nhỏ. Ngành công nghiệp vật liệu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư của nhà nước còn hạn chế (tín dụng, ưu đãi và hỗ trợ…); các tập đoàn sản xuất, lắp ráp thường sử dụng các nhà cung cấp cùng quốc gia...
Tiến sĩ Trần Đình Thiên tham luận tại hội thảo Ảnh Thanh Minh |
Thực tế cho thấy, việc phát triển CNHT hiện rất cần thiết và cấp bách. Năng lực của các DN chế tạo trong nước còn rất lớn. Song còn nhiều điểm chưa gặp nhau giữa chính sách của nhà nước và thực tiễn hoạt động sản xuất của DN. Đặc biệt là những chính sách liên quan đến giảm thuế nhập khẩu linh kiện sản xuất, hỗ trợ đầu tư bước đầu cho DN khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - đưa ra quan điểm: Muốn phát triển CNHT cần phải tư duy lại con đường mình đi. “15 năm qua, chúng ta miệt mài bàn luận để phát triển ngành này nhưng cái quan trọng nhất là nhìn nhận cơ hội để tìm hướng đi đúng thì lại không nhắc đến. Bây giờ khoa học công nghệ thay đổi nhiều, cần phải nhìn ra cơ hội và tập trung bàn về tầm nhìn chứ không nên mổ xẻ những vấn đề manh mún, chắp vá" - Tiến sĩ Trần Đình Thiên thẳng thắn.
Đông đảo đại biểu và doanh nghiệp tham gia hội thảo Ảnh: T.H |
Ông Dương Minh Tâm - Chủ tịch Hội Cơ khí TP.Hồ Chí Minh, Phó trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh - cho biết, Nghị định 111/2015/NĐ của Chính phủ về phát triển CNHT và chương trình phát triển CNHT từ 2016 – 2025 sắp được ban hành kịp thời giúp ngành CNHT Việt Nam phát triển bền vững. Nhưng, để chính sách thực hiện hiệu quả cần một chiến lược rõ hơn trong phát triển ngành cơ khí, máy móc thiết bị, xu hướng phát triển ngành nghề, danh mục ngành nghề CNHT được ưu đãi, khuyến khích đầu tư một cách cụ thể để các hiệp hội ngành hàng căn cứ vào đó xây dựng chiến lược phát triển. Cần có một cổng thông tin quốc gia về CNHT cho những ngành công nghiệp chủ lực, cập nhật các thông tin liên quan thường xuyên, kết nối với cơ sở dữ liệu về các DN CNHT trong nước, nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước...
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - đưa số liệu: Năm 2015, xuất khẩu trên 27 tỷ USD, thặng dự thương mại ngành dệt may trên 12 tỷ USD. Khoa học công nghệ đang chiếm lĩnh ngành công nghiệp dệt may nhanh hơn da giày, đã có robot sản xuất áo sơ mi. Vì vậy, nếu không có chiến lược phát triển sẽ mất cơ hội phát triển. Nên có trường/viện nghiên cứu khoa học để tập trung cho công tác áp dụng thực tiễn để hỗ trợ cho DN sản xuất. Ngành dệt may nên quy hoạch thành các khu công nghiệp lớn để tập trung các DN dệt nhuộm vào một điểm để quản lý môi trường. Chính phủ nên dành nguồn vốn ODA cho các dự án công trình trọng điểm xử lý nước thải, các bộ ngành rà soát, bãi bỏ văn bản pháp lý không còn phù hợp để tạo điều kiện cho DN phát triển...
Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da Giày Việt Nam Ảnh Thanh Minh |
Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da Giày Việt Nam - cho rằng, mặc dù là ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, song lâu nay, việc đáp ứng nguyên phụ liệu cho ngành da giày rất yếu. Hiện nguyên phụ liệu giày da mới đáp ứng 65-70%, giày thể thao 54-60%, túi xách 60-65%; thiết bị công cụ giày da chỉ khoảng 6-10%, giày thể thao 8-12%, túi xách 7-12%; về gia công phụ trợ thì giày da khoảng 1-3%, giày thể thao 3-5%... Khó khăn khi đầu tư vào CNHT da giày là nguồn vốn đầu tư rất lớn, từng DN sẽ không kham nổi khi đầu tư riêng lẻ, nguồn nhân lực làm chủ được các công nghệ mới trong ngành CNHT còn thiếu, các chính sách cho ngành CNHT thiếu cụ thể và chưa phát huy tác dụng…
|
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Phải coi trọng thị trường trong nước, lấy thị trường toàn cầu làm mục tiêu phát triển, coi DN làm vai trò chủ thể quyết định sự thành công của phát triển kinh tế, CNHT; bởi DN có khả năng đầu tư công nghệ, tài chính, sản xuất, tìm kiếm thị trường. Nhà nước - thay vì chỉ kiểm soát, quản lý - cần phục vụ DN phát triển. Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển CNHT, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với hội nhập. Ngành CT các địa phương lựa chọn một số DN để phát triển CNTT, các DN này là hạt nhân để nhân rộng ra nhiều DN khác. Tăng cường liên kết DN trong và ngoài nước. Gắn kết cơ sở nghiên cứu khoa học với DN. |
Ông Thuấn kiến nghị, Chính phủ cần xây dựng các chính sách hỗ trợ thiết thực, phù hợp; quy hoạch các địa điểm thành lập khu công nghiệp; đầu tư các công trình xử lý chất thải, nước thải... Về phía các DN, cần tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển ngành CNHT, ủng hộ chủ trương tập trung sản xuất tại các khu công nghiệp, ủng hộ việc mua nguyên vật liệu sản xuất trong nước cũng như ký hợp đồng hợp tác, hình thành các chuỗi.
Dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam, ông Yoonho Jang - Giám đốc Công ty điện tử Samsung Việt Nam - khẳng định: Chúng tôi luôn coi trọng và tìm kiếm các DN xuất sắc tại Việt Nam. Vai trò của DN Việt Nam rất quan trọng với sự phát triển của DN. Samsung luôn áp dụng các chính sách hỗ trợ đồng nhất với tất cả các nhà cung ứng trên toàn cầu, không phân biệt.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với doanh nghiệp Ảnh: Phạm Tiệp |
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: CNHT ở Việt Nam đã tạo được những bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, CNHT phát triển không như kỳ vọng bởi nhiều nguyên nhân: Dung lượng thị trường nhỏ, đi sau phát triển sau, thiếu vốn, nhân lực, công nghệ, trình độ quản trị DN còn hạn chế... Phó Thủ tướng chỉ đạo: Chúng ta phát triển sau, vì thế rất cần sự hỗ trợ cũng như vai trò của các DN đầu tàu, tạo cầu nối để phát triển CNHT, có tâm huyết phát triển CNHT, ví dụ như Samsung.
Ngành CNHT còn nhiều thách thức về cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, cuộc cách mạng công nghệ số có lợi cho các nước phát triển vào tạo khoảng cách cho các nước chưa phát triển. Nếu không có sự đón đầu sẽ tạo thách thức lớn.