Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phụ nữ Việt mới chỉ quản lý những công ty siêu nhỏ

Trong các doanh nghiệp mà phụ nữ làm chủ có tới 72% quy mô siêu nhỏ, 27% quy mô nhỏ, còn lại 1% là quy mô vừa.

 

Khẳng định này được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Các giải pháp Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ tại Việt Nam tổ chức sáng 25/11/2016 tại Hà Nội.

 

Hiện nay, những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã được đề cập trong chính sách nhưng chưa có chính sách hỗ trợ gì cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ. Trên thế giới, khoảng 19% các doanh nghiệp nhỏ và vừa được quản lý bởi phụ nữ, khoảng 31-38% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nền kinh tế mới nổi do phụ nữ làm chủ trong khu vực chính thức, Nam Á có 8%, Trung Đông và Bắc Phi 14%, cận Sahara 24%. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ nữ làm chủ thường tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ (72% là qui mô siêu nhỏ, 27% là quy mô nhỏ còn lại 1% là quy mô vừa), trong khi đó ở Việt Nam có khoảng 25% doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ (năm 2013).

 

Với con số đáng kể này, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam đã tạo việc làm cho hơn 1,63 triệu lao động (14,5% tổng việc làm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013), đã nộp ngân sách nhà nước 32,4 ngàn tỷ đồng năm 2013 (chiếm khoảng 3,9% thu ngân sách nhà nước năm 2013), nộp ngân sách nhà nước/lao động lớn hơn ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nam làm chủ (24,9 so với 24,2 triệu đồng/lao động/năm), tạo ra 4,8 ngàn tỷ đồng thu nhập cho người lao động, chiếm 24,2% tổng thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013.

 

 

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã khẳng định doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Phụ nữ điều hành một phần tư số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam. Họ cũng sử dụng nhiều lao động nữ hơn so với các doanh nghiệp do nam làm chủ.

 

Hội thảo cũng đưa ra những mô hình hỗ trợ cho nhóm dọanh nghiệp này. Theo đó nhiều ý kiến cho rằng nên xem xét luật hóa các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ. Bên cạnh đó cần tập trung các thông tin về nguồn lực và các cơ hội vào một số đầu mối để doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có thể dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra cần hỗ trợ xây dựng mạng lưới kinh doanh và xúc tiến thương mại. Quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp cho phụ nữ, bồi dưỡng kiến thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, cung cấp thông tin nguồn lực, chính sách và thị trường...


Hiện tại, doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ đang chiếm 1/4 số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt Nam, nhưng lại đang gặp phải rất nhiều khó khăn, có thể kể đến như thiếu các kĩ năng; thiếu thông tin thị trường, khả năng tiếp cận nguồn tài chính; khó tiếp cận các chính sách, chương trình hỗ trợ của nhà nước; khó khăn trong việc cân bằng giữ công việc gia đình và công việc điều hành doanh nghiệp.



Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam(VWEC) chia sẻ tại Hội thảo



Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) nhận định, các doanh nghiệp do nữ làm chủ đã và đang có những đóng góp tích cực không chỉ cho ngân sách, tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp to lớn cho xã hội trong việc tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Nhưng thực tế doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức từ khi khởi sự kinh doanh cho tới khi phát triển doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận thị trường, công nghệ...

 

Chính vì vậy, thời gian tới Chính phủ cần có các chính sách và chương trình hỗ trợ hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo điều kiện và chuyển giao các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại và đầu tư cho VCCI cũng như các hiệp hội khác để họ phát huy hơn nữa vai trò là tổ chức cầu nối xúc tiến thương mại và đầu tư cho doanh nhân nữ".

 

Bà Mai Thị Thuỷ, Chủ tịch Hội Nữ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa thành phố Hà Nội chia sẻ, trong giai đoạn trước đây vai trò của người phụ nữ chỉ đơn thuần là chăm lo gia đình và con cái. Ngày nay phần lớn phụ nữ đều tham gia nhiều công việc khác như nam giới, đặc biệt là việc kinh doanh. Do đó, ngoài việc gặp phải những thách thức chung mà doanh nghiệp nam cũng gặp phải thì các doanh nhân nữ cũng phải đối mặt với các rào cản về giới như tài chính, mạng lưới, thông tin.... Từ năm 2009 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như Nghị định 56/2009/NĐ-CP về ưu tiên chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ, Nghị định 85/2015/NĐ-CP về chính sách đối với lao động nữ, Nghị quyết 11-NQ/TW đưa ra các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp do nữ làm chủ phát triển... Bà Thủy đề nghị các văn bản này được cụ thể hoá hơn để các cấp, các ngành thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra".



Bà Ngô Hồng Điệp, chuyên gia về giới của Sáng kiến Hỗ trợ Phát triển Khu vực Tư nhân Vùng Mekông (MBI) khẳng định, tháo gỡ những rào cản về giới cho doanh nhân nữ không chỉ phù hợp với mục tiêu về Bình Đẳng giới và thông lệ quốc tế, mà còn giúp nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện mục tiêu trong phát triển chiến lược bền vững quốc gia là đến năm 2020 sẽ có 35% doanh nghiệp do nữ làm chủ, đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

 

Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận về nhu cầu cần được hỗ trợ của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cũng như chia sẻ nhũng bài học thành công từ các tổ chức trong nước và quốc tế, các sáng kiến hỗ trợ nhóm doanh nghiệp này. Đặc biệt, các đại biểu đến từ doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã đưa ra những đề xuất, khuyến nghị với Chính phủ và các cơ quan có liên quan các giải pháp hỗ trợ thiết thực, cần thiết và hiệu quả nhằm thúc đẩy việc phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, từ đó đóng góp ngày càng nhiều hơn cho ngành kinh tế Việt Nam.

 

Phương Thảo


Tin nổi bật

Liên kết website