Quốc hội xem xét, thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
Ngày 24/5, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV bước sang ngày làm việc thứ 2. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Hồng Diên - Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu TP Hải Phòng tham dự phiên họp.
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, ngày 24/5, Quốc hội nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo; Báo cáo tổng kết và Báo cáo đánh giá tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017; Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Trong phiên họp chiều, Quốc hội nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Sau đó, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Thực tiễn tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị cho thấy nếu không có cơ chế, chính sách đặc thù thì tỉnh Khánh Hòa rất khó thực hiện được các bước đột phá để trở thành đô thị hạt nhân, đạt được các tiêu chí để trở thành đô thị trực thuộc Trung ương và hoàn thành các mục tiêu như Nghị quyết của Bộ Chính trị đã đề ra.
Việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội nhằm tạo công cụ pháp lý hữu hiệu để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế tạo đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 như mục tiêu Bộ Chính trị đã đề ra. Dự thảo Nghị quyết gồm 10 chính sách, quy định về Quản lý tài chính, ngân sách nhà nước (gồm 4 chính sách ); về quản lý quy hoạch; về quản lý đất đai (gồm 02 chính sách ); tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; thu hút đầu tư trong khu Kinh tế Vân Phong; về phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tại tỉnh Khánh Hòa. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo đánh giá việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và thẩm tra Tờ trình về việc việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Theo dự thảo Nghị quyết, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 được điều chỉnh như sau: Quốc hội đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023); Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 các dự án: Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.
Về nội dung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự kiến tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), Quốc hội thông qua 06 luật, 01 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, nếu có). Bên cạnh đó, tại kỳ họp này, Quốc hội cho ý kiến 6 dự án luật, bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
Tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Quốc hội thông qua 6 luật, bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Ngoài ra, Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Chiều 24/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.
Hôm qua, thứ Hai, ngày 23/5/2022, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Buổi sáng
07 giờ 15: Các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đúng 08 giờ 00, Quốc hội họp phiên trù bị, nghe: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu; Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, kết quả như sau: có 472 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.59% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 472 đại biểu tán thành (bằng 94.59% tổng số đại biểu Quốc hội).
Đúng 09 giờ 00, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội làm lễ chào cờ. Sau đó, Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Phiên khai mạc có sự tham dự của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo của các Ban, Bộ, ngành Trung ương và trưởng các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe: (1) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; (2) Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; (3) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; (4) Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.
Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV được Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) và Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi.
Buổi chiều
Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội nghe: (1) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; (2) Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; (3) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Thị Phú Hà trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020; (4) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; (5) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phạm Thúy Chinh trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; (6) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.
Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Tại phiên thảo luận đã có 06 đại biểu Quốc hội phát biểu; trong đó, đa số ý kiến đại biểu nhất trí với Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023. Bên cạnh đó, các ý kiến đại biểu cũng tập trung thảo luận về một số nội dung cụ thể sau: về kết quả thực hiện chương trình giám sát năm 2021; những đổi mới trong hoạt động giám sát; việc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát năm 2022; nội dung dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023; lựa chọn chuyên đề giám sát tối cao; kế hoạch tổ chức giám sát; các kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động giám sát của Quốc hội...