Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ đạo kế hoạch phát triển thị trường khu vực châu Mỹ năm 2022
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác phát triển khu vực thị trường châu Mỹ năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ghi nhận những kết quả đã đạt được và những đóng góp của Vụ vào thành tích chung của ngành Công Thương trong năm vừa qua.
Thứ trưởng đánh giá cao việc trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, thị trường biến động nhanh với nhiều thách thức và cơ hội mới, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ đã tích cực, chủ động đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, theo dõi, nắm bắt tình hình, chính sách thị trường để kịp thời tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp phát triển thị trường; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp dưới nhiều hình thức đa dạng thông qua việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp tổ chức các hoạt động giữa trực tuyến và trực tiếp, góp phần tích cực vào tăng trưởng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước khu vực châu Mỹ.
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực châu Mỹ khởi sắc bất chấp tác động của dịch bệnh Covid-19
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các thị trường khu vực châu Mỹ trong 2021 ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực khi đạt gần 139 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 114 tỷ USD, tăng 26,7%; nhập khẩu đạt gần 25 tỷ USD, tăng 14,1%. Xuất siêu của Việt Nam sang thị trường các nước châu Mỹ trong năm 2021 đạt gần 89 tỷ USD, qua đó đóng góp quan trọng vào thặng dư thương mại của Việt Nam với thế giới.
Trao đổi thương mại hai chiều với tất cả các thị trường lớn tại khu vực đều ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số, nổi bật là Hoa Kỳ (22,9%), Brazil (35,2%), Canada (18,5%), Mexico (37,5%), Brazil (35,2%), Argentina (14,1%), Chile (54,1%)…
Đối với thị trường Hoa Kỳ, trao đổi thương mại song phương lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD, đạt 111,6 tỷ, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 96,3 tỷ USD, tăng 24,9%; nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 15,3 tỷ USDm tăng 11,7% so với cùng kỳ 2020).
Đối với khu vực thị trường các nước CPTPP, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và nhóm 04 nước này năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 31,2% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang nhóm các nước này đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2020. Một khu vực thị trường quan trọng khác là khối MERCOSUR cũng ghi nhận kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2021 tăng trưởng 24,8% so với cùng kỳ, đạt gần 11 tỷ USD.
Những số liệu khả quan kể trên cho thấy mặc dù sản xuất trong nước và chuỗi cung ứng toàn cầu gặp những ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, với nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực châu Mỹ vẫn tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực.
Chủ động theo dõi, nghiên cứu tình hình, chính sách thị trường, tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp phát triển thị trường
Năm 2021, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ đã tích cực phối hợp với các Thương vụ tổ chức triển khai hiệu quả công tác nghiên cứu, tổng hợp tình hình chính trị, kinh tế - thương mại, đầu tư các nước châu Mỹ; tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ về tình hình triển khai thực hiện các chính sách hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc khu vực châu Mỹ, đề xuất các giải pháp thúc đẩy, tăng cường hợp tác với các quốc gia châu Mỹ, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải biểu dương Vụ Âu Mỹ, trong bối cảnh xung đột thương mại diễn ra phức tạp, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng,.. đã bám sát tình hình diễn biến thị trường, kịp thời tham mưu Lãnh đạo Bộ để đề xuất với Chính phủ xử lý các vấn đề vướng mắc trong quan hệ kinh tế thương mại với Hoa Kỳ (đặc biệt là các vụ điều tra 301 về chính sách định giá tiền tệ và sử dụng gỗ bất hợp pháp), bước đầu đạt được kết quả tích cực, tránh được việc Hoa Kỳ áp thuế đối với hàng hóa Việt Nam, đem lại lợi ích quan trọng cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Bên cạnh đó, Vụ cũng phối hợp hiệu quả với các đơn vị liên quan của các Bộ Ngành trong Hội đồng thương mại và đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ trong việc triển khai Kế hoạch hành động hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững; ký kết các Thỏa thuận về tiền tệ (tháng 7/2021) và Thỏa thuận về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp (tháng 10/2021), qua đó tạo sự ổn định cho hoạt động hợp tác kinh tế thương mại song phương, góp phần vào sự ổn định của kinh tế vĩ mô, xử lý được nhiều vấn đề tồn tại trên tinh thần hợp tác, xây dựng, công bằng, đáp ứng lợi ích chính đáng của mỗi bên.
Khai thác tối đa các cơ chế, khung khổ hợp tác, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do
Trong năm 2021, Vụ đã khắc phục khó khăn do bệnh dịch, phối hợp hiệu quả với các cơ quan của Bộ ngành các đối tác trong và ngoài nước liên quan để tổ chức thành công các kỳ họp UBLCP, UBHH trực tuyến với các nước trong khu vực châu Mỹ như Argentina, Mexico, Uruguay, Hội đồng Thương mại Việt Nam – Chile cùng nhiều cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các Bộ ngành đối tác; thiết lập các cơ chế hợp tác mới với các đối tác quan trọng như việc thành lập Ủy ban hỗn hợp về Kinh tế giữa Nạp Tiền 188bet Việt Nam và Bộ Ngoại giao, Thương mại và Phát triển Canada.
Công tác triển khai Kế hoạch hành động triển khai các FTA cũng được Vụ chú trọng, đặc biệt là trong việc thực thi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam – Chile hay Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba, hướng dẫn thông tin thị trường cho doanh nghiệp tận dụng hiệu quả cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do..
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong bối cảnh dịch bệnh, Vụ đã chỉ đạo hệ thống Thương vụ khu vực châu Mỹ tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác và nguồn hàng; đẩy mạnh hoạt động kết nối giao thương qua hình thức trực tuyến, đặc biệt là giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Phối hợp với Cục XTTM trong việc tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến về kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản; phối hợp với các thương vụ Việt Nam tại các nước và các đơn vị liên quan tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo, kết nối giao thương.
Đặc biệt, năm 2021, Vụ đã tổ chức biên soạn, phát hành các ấn phẩm cập nhật thông tin tới các doanh nghiệp trong nước về các cơ hội, tiềm năng thương mại với các quốc gia khu vực châu Mỹ, bao gồm các cuốn sách “Tiềm năng hợp tác thương mại và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Khối Thị trường chung Nam Mỹ - MERCOSUR” và “Thông tin xuất khẩu sang các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ”, đề tài Nghiên cứu khả năng cung ứng các loại nông sản, lâm sản của một số nước Nam Mỹ làm nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam. Các sản phẩm của Vụ đều được cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hôi và các địa phương đón nhận tích cực.
Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài
Năm 2021, Vụ đã chỉ đạo các Thương vụ tại khu vực thị trường châu Mỹ nâng cao hiệu quả hoạt động, nắm bắt thông tin thị trường, các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, bám sát cơ chế chính sách của nước bạn để kịp thời cảnh báo, tham vấn cho các cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có phản ứng kịp thời; đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giữa Việt Nam với các nước tại khu vực; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương; nghiên cứu, phát hiện, kịp thời kiến nghị các biện pháp đấu tranh tháo gỡ các rào cản thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, năm qua, Vụ đã chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Mỹ tích cực hỗ trợ cơ quan đại diện ngoại giao một cách hiệu quả trong việc tìm kiếm vắc xin, thuốc điều trị, vật tư y tế.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp về Kế hoạch công tác năm 2022 của Vụ, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng năm 2022 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, khi các nước trong khu vực đã từng bước phục hồi và đang có những động lực mạnh mẽ để quay trở lại quỹ đạo ổn định trước đại dịch, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn biến chuyển rất phức tạp cùng sự xuất hiện của biến thể mới; xung đột địa chính trị, thương mại vẫn tiếp tục căng thẳng, lạm phát toàn cầu; rủi ro khả năng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do đó, chương trình công tác của Vụ Âu Mỹ phải tiếp tục ưu tiên theo dõi sát tình hình thị trường, tham mưu, đề xuất các khung khổ hợp tác, các giải pháp duy trì và phát triển thị trường; chú trọng nghiên cứu, phân tích, báo cáo cập nhật tình hình thay đổi chính sách của các nước trong khu vực có khả năng tác động đến kinh tế, thương mại của Việt Nam, từ đó dự báo các kịch bản khác nhau, đề xuất chính sách hợp tác kinh tế - thương mại phù hợp. Phát huy tốt hơn vai trò tư vấn trong việc định hướng tổ chức sản xuất trong nước phù hợp với nhu cầu và sự thay đổi của thị trường.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2022, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực thi các Hiệp định thương mại tự do FTA và các khung khổ hợp tác kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực; Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt thị trường thông qua đa dạng hóa hoạt động phục vụ doanh nghiệp; chỉ đạo và phối hợp tốt với hệ thống Thương vụ khu vực Âu - Mỹ tiếp tục triển khai hiệu quả các mảng công việc tại địa bàn sở tại và kiêm nhiệm. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ cũng cần tiếp tục nghiên cứu thêm các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực đầu tư, phát triển ra thị trường nước ngoài để từ đó có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước trong khu vực Âu - Mỹ, nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh khẳng định, với sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ cũng như những nỗ lực của tập thể đội ngũ cán bộ công chức của Vụ, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ sẽ đoàn kết, tiếp tục phát huy những thành tích đạt được trong năm qua, đồng thời nỗ lực hơn nữa để vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được thành tích mới, đóng góp vào sự phát triển của ngành Công Thương trong năm 2022.