Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thứ trưởng Đặng Hoàng An chỉ đạo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ nhiệm vụ phát triển thị trường châu Âu năm 2022

Ngày 25/01/2022, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Nạp Tiền 188bet ) đã tổ chức Hội nghị tổng kết về công tác phát triển thị trường châu Âu năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Thứ trưởng Đặng Hoàng An tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Sau khi nghe Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển thị trường châu Âu năm 2021 và những định hướng kế hoạch năm 2022 và phát biểu của các Lãnh đạo Vụ, đại diện các Phòng chuyên môn của Vụ, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đã phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Thứ trưởng khẳng định, năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát tăng cao, nhưng công tác phát triển thị trường châu Âu đã đạt được những kết quả tích cực, hoàn thành và vượt chỉ tiêu Bộ và Chính phủ giao. Cụ thể, tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm 2021 với khu vực châu Âu đạt khoảng 72 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 50,33 tỷ USD tăng 14,3%; nhập khẩu đạt 21,67 tỷ USD tăng 15%. Riêng thị trường các nước châu Âu đóng góp thặng dư thương mại gần 29 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2020. Đây là những kết quả rất ấn tượng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu và kinh tế của cả nước. Trong đó, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho Lãnh đạo Bộ để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giảm pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường châu Âu.

Thay mặt Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng biểu dương và đánh giá cao những kết quả tích cực trong việc phát triển thị trường châu Âu năm 2021. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác phát triển thị trường châu Âu như: chưa chú trọng phát triển các thị trường có quy mô nhỏ, thị trường mới có mức tăng trưởng XNK cao; hoạt động của Thương vụ tại một số địa bàn chưa đạt hiệu quả như mong đợi; trong khi đó nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cao của EU đặt ra từ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc đến các vấn đề môi trường, xã hội, phát triển bền vững… dẫn đến khó khăn trong tiếp cận sâu hơn vào thị trường này.

Năm 2022, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, khi các  nước trong khu vực Âu đã từng bước phục hồi và đang có những động lực mạnh mẽ để quay trở lại quỹ đạo ổn định trước đại dịch, xuất khẩu Việt Nam sang khu vực sẽ gặp phải những trở lực nhất định như: Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn biến chuyển rất phức tạp, cùng sự xuất hiện của biến thể mới có thể gây rủi ro cho kinh tế và thương mại thế giới năm 2022; xung đột địa chính trị ngày càng căng thẳng; Cạnh tranh gay gắt trên thị trường; Yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, an toàn thực phẩm; Rủi ro khả năng điều tra và áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; các quốc gia xuất khẩu tiếp tục tăng cường xuất khẩu vào thị trường châu Âu, gây sức ép cạnh tranh đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam...

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng chỉ đạo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ lưu ý một số nội dung trong công tác phát triển thị trường châu Âu năm 2022 như sau:

Thứ nhất, tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường, tham mưu, đề xuất các khung khổ hợp tác, các giải pháp duy trì và phát triển thị trường châu Âu. Chú trọng nghiên cứu, phân tích, báo cáo cập nhật tình hình thay đổi chính sách của các nước khu vực châu Âu, các tác động đến kinh tế, thương mại của Việt Nam, từ đó dự báo các kịch bản khác nhau, đề xuất chính sách hợp tác kinh tế - thương mại phù hợp là nhiệm vụ trọng tâm then chốt trong năm 2022. Phát huy tốt hơn vai trò tư vấn trong việc định hướng tổ chức sản xuất trong nước phù hợp với thay đổi của thị trường.

Thứ hai, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đối với các thị trường chủ chốt, thị trường truyền thống và đẩy mạnh việc phát triển các thị trường ngách, thị trường tiềm năng. Phải tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa thị trường thông qua việc: (i) phối hợp với các đơn vị trong Bộ thúc đẩy đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại, các khung hợp tác kinh tế thương mại; (ii) thúc đẩy phát triển những thị trường ngách tại Đông Âu, Nam Âu, khu vực Á – Âu (Eurasia); (iii) nghiên cứu, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, địa phương phát triển những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng mới…

Thứ ba, Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực thi các FTA và các khung khổ hợp tác Ủy ban liên chính phủ (UBLCP), Ủy ban hỗn hợp (UBHH). Cụ thể, đẩy mạnh công tác triển khai thực thi, tận dụng tối đa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết với các đối tác khu vực châu Âu (EVFTA, UKVFTA, VN-EAEUFTA v.v…) để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh. Thông qua các cơ chế Ủy ban liên Chính phủ/hỗn hợp, xây dựng cách tiếp cận mới để tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hợp tác kinh tế - thương mại song phương, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hai bên tận dụng mọi cơ hội để phát triển thị trường, và tối đa hóa lợi ích của các Hiệp định, các khung khổ hợp tác

Thứ tư, đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt thị trường. (i) Công tác hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai theo hướng cụ thể và sâu sát theo từng thị trường và ngành hàng, tập trung vào những điểm còn hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thông tin thị trường; khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu… (ii) Đa dạng hóa hình thức hỗ trợ doanh nghiệp; (iii) Tiếp tục triển khai mạnh mẽ “Đề án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối ở ngoài nước”; (iv) tận dụng nguồn lực các chuyên gia nước ngoài và các doanh nghiệp Việt bào (thông qua hoạt động với cộng đồng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài) hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu và từng bước xây dựng thương hiệu của mình; (v) Nghiên cứu thêm các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực đầu tư ra thị trường nước ngoài để từ đó có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước trong khu vực Âu - Mỹ.

Thứ năm, chỉ đạo và phối hợp tốt với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu triển khai hiệu quả các mảng công việc tại địa bàn sở tại và kiêm nhiệm.


Nguồn:Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website