Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết nối tiêu thụ một số mặt hàng nông sản Long An

Là một trong những tỉnh có quy mô sản xuất lúa đứng hàng đầu đồng bằng sông Cửu Long, song, thời gian qua, tỉnh Long An đã phát triển thêm nhiều loại cây trồng khác mang lại hiệu quả cao, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Theo Sở Công Thương Long An, trong những năm qua, ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng khá, nhiều cây trồng và giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như cây thanh long, chanh, rau ăn lá, lúa, các giống gia cầm hướng trứng, hướng thịt.

Nhiều loại nông sản hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu như: Lúa 2,8 triệu tấn/năm; rau, đậu các loại 180 ngàn tấn/năm; hoa quả 158 ngàn tấn/năm (trong đó, thanh long 78 ngàn tấn/năm; chanh 75 ngàn tấn/năm); sản lượng thịt hơi các loại 72 ngàn tấn/năm; trứng gia cầm 160 triệu quả/năm. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch của tỉnh bước đầu đã triển khai hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại.

Các hàng hóa nông sản của tỉnh được tiêu thụ qua nhiều kênh, tuy nhiên, kênh chủ yếu vẫn là thông qua hoạt động của hệ thống thương lái, chiếm trên 87% lượng nông sản của tỉnh. Theo kênh tiêu thụ này, hàng hóa nông sản của tỉnh từ sản xuất đến tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu trung gian.

Sở Công Thương Long An cho biết, hiện tỉnh này đang có một số mặt hàng nông sản tới vụ cần được liên kết tiêu thụ, bao gồm: Quả chanh với khả năng cung ứng 2000 tấn/tuần (bao gồm chanh có hạt, chanh không hạt và chanh bông tím); Thanh long với khả năng cung ứng 16.000 tấn trong 10 ngày tới, trong đó, thanh long ruột đỏ đạt sản lượng 15.000 tấn, thanh long ruột trắng đạt sản lượng 1.000 tấn; Dưa lưới có khả năng cung ứng 500 – 1 tấn/ngày, được sản xuất theo TC GlobalGap.

Thanh long là một trong các loại cây đặc sản thế mạnh của Long An. Hiện toàn tỉnh này có hơn 12.167 ha thanh long. Diện tích cho trái khoảng 11.142 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức và TP Tân An. Trong đó, huyện Châu Thành được xem là thủ phủ thanh long của tỉnh Long An với diện tích hơn 9.100 ha, cho sản lượng gần 300.000 tấn/năm.

Đây là loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, các nhà vườn tại Long An đã áp dụng trồng thanh long theo công nghệ mới, tiêu chuẩn sạch chất lượng cao và sản phẩm này cũng đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia…. 

Bên cạnh trái thanh long, trong nhiều năm qua, chanh cũng được xem là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cho rất niều hộ dân trên địa bàn tỉnh Long An. Nhiều diện tích chanh được nông dân sản xuất theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP để tăng mạnh xuất khẩu. Huyện Bến Lức là nơi có vùng trồng cây chanh lớn của tỉnh. Diện tích trồng chanh toàn huyện Bến Lức là 7.137ha, trong đó chanh không hạt hơn 6.564ha, xuất khẩu gần 90% sang các nước trong khu vực, chủ yếu thị trường Trung Đông. 

Để hỗ trợ nông dân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa, tỉnh Long An đang nỗ lực tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tiêu thụ nông sản ở các thành phố lớn; đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối; liên kết xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa… giúp các sản phẩm làm ra có đầu ra ổn định.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website