An Giang: Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương An Giang ngày 27/7, thị trường và giá cả hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh An Giang cơ bản ổn định, chưa có biến động lớn ngay cả khi thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu
Sở Công Thương An Giang cho biết, nguồn hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh vẫn đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu mua sắm của người dân do trong kho tại các điểm kinh doanh của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi có thể cung ứng cho người dân mua hàng liên tục, trong thời gian từ 7 – 10 ngày.
Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh đã chủ động điều tiết nguồn hàng từ kho tổng về mỗi ngày đảm bảo đủ hàng hóa cung ứng cho người dân trên địa bàn tỉnh trước mọi tình huống của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian từ 01 - 02 tháng.
Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của An Giang trong tháng 07/2021 là 6.956 tỷ đồng, bằng 93,42% so tháng trước, tăng 2,6% so cùng kỳ. Cộng dồn 07 tháng là 51.860 tỷ đồng, tăng 9,65% so cùng kỳ.
Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Sở Công Thương An Giang phối hợp với các Sở, ngành liên quan và doanh nghiệp xây dựng Chương trình bình ổn thị trường năm 2021. Theo đó, có trên 20 doanh nghiệp đăng ký tham gia với 94 điểm bán hàng bình ổn được bố trí khắp trên địa bàn tỉnh (trong đó: 7 siêu thị, 60 cửa hàng Bách Hóa Xanh, 14 cửa hàng Vinmart+; 04 cửa hàng chuyên kinh doanh gạo và 11 cửa hàng bán thịt heo của Công ty C.P) gồm các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, hàng bách hóa tiêu dùng, khẩu trang, dung dịch rửa tay,.... Ngoài ra, còn có trên 300 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, LPG tham gia bình ổn.
Tính đến thời điểm báo cáo, thị trường và giá cả hàng hóa thiết yếu trên địa bàn tỉnh An Giang cơ bản ổn định, chưa có biến động lớn ngay cả khi thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ôn định mức cao nhất hoạt động sản xuất kinh doanh
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh, lây lan trong cộng đồng nhiều tỉnh, thành trong cả nước, áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 để chống dịch. Hoạt động sản xuất của các cơ sở, doanh nghiệp gặp một số khó khăn do phải vừa duy trì tiến độ sản xuất, vừa phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người lao động. Trước tình hình đó, Sở Công Thương đã tăng cường tổ chức các hoạt động giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo duy trì việc sản xuất kinh doanh ổn định, an toàn.
Tuy nhiên, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh giảm so với tháng trước. Cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 07/2021 bằng 97,65% so với tháng trước và tăng 5,95% so với cùng kỳ. Tính chung 07 tháng đầu năm tăng 6,74% so với cùng kỳ, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 14,31%; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,56%; Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 17,80%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51% so với cùng kỳ.
Căn cứ công văn số 694/UBND-KGVX ngày 14/7/2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện cách ly xã hội trên phạm vi toàn tỉnh An Giang; Công văn số 714/UBND-KGVX ngày 17/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh; Công văn số 4055/BCT-KH ngày 09/7/2021 của Nạp Tiền 188bet về việc đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Công thương có văn bản gửi đến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt và hiệu quả hơn công tác phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo ổn định ở mức cao nhất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Hiện tổng số doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 325 doanh nghiệp. Trong đó 207 doanh nghiệp đang hoạt động đảm bảo thực hiện nguyên tắc 3 tại chỗ; 109 doanh nnghiệp ngưng hoạt động.
Tuy nhiên, theo phản ánh, các doanh nghiệp thực hiện theo phương án 3 tại chỗ đang gặp khó vì mặt bằng diện tích sản xuất không rộng nên khó bố trí cho công nhân ở lại công ty, không đủ trang thiết bị cung ứng cho sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó là khó khăn về chi hỗ trợ cho công nhân lao động khi ngưng việc, tạm hoãn việc, hoãn hợp đồng lao động.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cụm công nghiệp, Sở Công Thương An Giang đang xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại một số doanh nghiệp trong và ngoài cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời thực hiện kiểm tra tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh.