Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ: Thương mại điện tử (e-commerce) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bán hàng trực tuyến vào Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một thị trường lớn với dân số trên 300 triệu người, cùng với văn hóa tiêu dùng đã tạo nên một thị trường có sức mua lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với một thị trường lớn và nhiều cạnh tranh, việc bán hàng thông qua các kênh trung gian và phân phối truyền thống không đơn giản và thường chịu chi phí cao, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ, nhất là khi 98% doanh nghiệp Việt là nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp có thể thuê các công ty làm dịch vụ hậu cần có giấy phép (broker) hoặc làm việc với các đại lý thông quan tại cửa khẩu mà hàng hóa của doanh nghiệp sẽ nhập cảnh. Các đại lý và công ty dịch vụ này sẽ thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục hải quan, nộp các giấy tờ cần thiết và thanh toán thuế, phí. Doanh nghiệp có thể tra cứu các đại lý thông quan

Hệ thống thuế của Mỹ rất phức tạp. Mặc dù Hoa Kỳ không có thuế giá trị gia tăng (VAT), nhưng hàng hóa sẽ chịu thuế bán hàng (sales tax). Sales tax ở mỗi bang là khác nhau, người mua hàng sẽ phải trả thuế này theo mức thuế của tiểu bang mà hàng hóa được yêu cầu gửi đến nếu doanh nghiệp có sự hiện diện vật lý (văn phòng, kho bãi) tại tiểu bang của người mua hàng. Ví dụ người mua hàng ở bang Texas khi mua hàng online sẽ chịu mức thuế của tiểu bang là 8,25% nếu người bán hàng có văn phòng, kho bãi tại Texas. Tuy nhiên người mua hàng sẽ không phải trả mức thuế này nếu người bán hàng không có hiện diện vật lý (văn phòng, kho bãi) tại bang. Một số tiểu bang của Mỹ như Alaska, Delaware, Montana, New Hampshire và Oregon không áp thuế bán hàng (sales tax bằng 0).

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên các trang thương mại điện tử

Các trang thương mại điện tử khác nhau có các quy tắc khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp cần lưu ý đăng ký bảo vệ bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại và kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp mình tại quốc gia mà doanh nghiệp bán hàng và sản xuất (Việt Nam và Hoa Kỳ), kể cả qua kênh thương mại điện tử.

Luật pháp Hoa Kỳ cho phép thời gian ân hạn một năm để một nhà phát minh đăng ký bằng sáng chế kể từ ngày công bố công khai. Ở Mỹ, việc đăng ký bản quyền được khuyến nghị nhưng không bắt buộc đối với bản quyền đã được công bố hoặc chưa được công bố. Các doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các tài liệu và thương hiệu có bản quyền của doanh nghiệp mình không bị lạm dụng. Doanh nghiệp cũng nên kiểm tra các sản phẩm mà doanh nghiệp đang bán không vi phạm bản quyền hiện có ở Việt Nam.

Bảo vệ thông tin khách hàng

Các doanh nghiệp cần lưu ý tính bảo mật thông tin khách hàng và không được chuyển thông tin cá nhân của khách hàng Hoa Kỳ cho một bên thứ ba, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các ràng buộc pháp lý về vấn đề này.

Hỗ trợ

Tiếp cận một thị trường mới nhiều cạnh tranh luôn gặp nhiều bỡ ngỡ ban đầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm sự giúp đỡ và hỗ trợ phù hợp từ các cơ quan chính phủ, các hiệp hội, các cơ quan thương mại cũng như các chương trình hỗ trợ thông quan hội thảo, tập huấn và học hỏi từ các doanh nghiệp, bạn hàng đã có kinh nghiệm kinh doanh trực tuyến
 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website