Hội thảo chuyên đề "Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển kinh tế số tại Việt Nam"
Sự kiện do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Nạp Tiền 188bet và Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức với sự tham gia của gần 300 đại biểu, đại diện các bộ, ban ngành Trung ương, các hiệp hội, ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và chuyên gia trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực công nghệ số.
Quang cảnh hội thảo
Triển khai kinh tế số
Kinh tế số ngày càng được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, được định nghĩa là một phần của nền kinh tế, trong đó có các dịch vụ và sản phẩm dựa trên công nghệ số, công nghệ thông tin và truyền thông. Khái niệm này phủ rộng trên nhiều lĩnh vực từ giao dịch điện tử, nhà máy thông minh, xây dựng hạ tầng số, phát triển nguồn dữ liệu mở...
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng phát biểu tại phiên hiến kế về phát triển kinh tế số
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng và có tác động to lớn, sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của tất cả các quốc gia; thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống xã hội, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp...
Thứ trưởng Vũ Đại Thắng dẫn nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore) cho biết, kinh tế số của Việt Nam đạt 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Trong khi đó một nghiên cứu khác của Tổ chức Data 61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.
“Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số và tham gia xây dựng các yếu tố nền tảng cho kinh tế số.” – Thứ trưởng Vũ Đại Thắng bày tỏ.
Về phía Chính phủ, hiện, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang thực hiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có các chính sách phát triển kinh tế số. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng Đề án quốc gia về Chuyển đổi số, trong đó đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để chuyển đổi số nền kinh tế, xã hội, chuyển đổi số cơ quan nhà nước và một số ngành trọng điểm.
Trong lĩnh vực viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chiến lược mới để nâng cao tính cạnh tranh, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông sớm triển khai thử nghiệm công nghệ 5G. Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép dịch vụ Mobile Money….
Bên cạnh việc xây dựng những nền tảng ban đầu, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cũng cho biết đang chú trọng vào những giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh không gian mạng, tăng cường các giải pháp để chống mã độc, giảm các cuộc tấn công mạng từ nước ngoài vào Việt Nam.
Mặc dù, Chính phủ đã có những chương trình, những giải pháp phát triển kinh tế số, nhưng thực tế, theo ông Bùi Quang Ngọc - Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT - thách thức lớn nhất và cũng là một trong những điểm yếu nhất của Việt Nam là khoảng cách giữa hoạch định chính sách và việc đi vào triển khai.
Phiên hiến kế về phát triển kinh tế số thu hút sự tham gia của nhiều diễn giả, doanh nghiệp
Lấy ví dụ về sự phát triển của kinh tế số tại khu vực công, Phó chủ tịch FPT cho rằng đây là một lĩnh vực quan trọng để tạo cầu cho sự phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các chương trình xây dựng kinh tế số như Chính phủ điện tử, Y tế thông minh, Giao thông thông minh... lại được triển khai "rất nửa vời".
Bên cạnh công tác triển khai, việc xây dựng hành lang pháp lý, theo ông Ngọc, cũng là vấn đề cần khắc phục. Kinh tế số tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới, việc pháp lý hóa những lĩnh vực mới cần được thực hiện đồng bộ, liên quan đến mục tiêu quốc gia về kinh tế số. Việc chuẩn hóa là sự bắt buộc.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – cho biết, tới đây sửa đổi Luật Doanh nghiệp thì một số điều kiện như gia nhập thị trường sẽ đơn giản hoá. Theo đó, gia nhập thị trường của doanh nghiệp sẽ ứng dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp chỉ cần qua một cổng duy nhất để hoàn thiện các thủ tục. Cùng đó sẽ nâng cao quản trị số trong quản trị doanh nghiệp...
Chính phủ cần làm gương để phát triển kinh tế số
Đứng từ góc độ doanh nghiệp nước ngoài, TS Brian Hull - Tổng giám đốc ABB Việt Nam - chỉ ra bốn việc cần thực hiện để góp phần phát triển kinh tế số.
TS Brian Hull (phải) góp ý để Việt Nam phát triển kinh tế số
Một là cần thúc đẩy kinh tế số ở mọi thành phần. Lấy ví dụ về sự phát triển tương tự tại Anh, TS Brian Hull cho rằng, Việt Nam nên tổ chức những cuộc thi hàng năm để tìm ra những nhà sản xuất tốt nhất, công nghệ, nhân lực giỏi nhất. Đây là cách để mọi người hiểu rằng công nghệ số đang hiện diện, những kỹ sư trẻ có cơ hội tốt để nâng cao kinh nghiệm trong sản xuất.
Điểm thứ hai là tìm ra giải pháp thúc đẩy việc áp dụng công nghệ ở cả bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi công nghệ mới xuất hiện, những doanh nghiệp này sẽ khó có đủ tiềm lực để tìm hiểu và triển khai. Nếu Chính phủ hay những doanh nghiệp lớn có thể xây dựng những cơ chế tư vấn, hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp nhỏ tìm hiểu, đưa ra những lời khuyên miễn phí để công nghệ đi vào sản xuất.
Điểm thứ ba là việc đảm bảo an toàn an ninh mạng. Bên cạnh đó, nhân lực cũng là tiền đề cho sự phát triển. "Những nhà máy thông minh cũng không thể tự vận hành, chúng ta cần những kỹ sư. Vậy nguồn lực này đến từ đâu? Tôi nghĩ việc phát triển cơ sở nhân lực cũng là điều quan trọng. Nguồn nhân lực đảm bảo sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế số" -Tổng giám đốc ABB Việt Nam nhận xét.
Điểm cuối cùng theo ông là sự đóng góp của Chính phủ trong sự phát triển của kinh tế số. Chính phủ có thể dẫn dắt, làm gương trong hoạt động này. Những sáng kiến, dự án lớn được đưa ra cần đảm bảo Chính phủ sử dụng những công nghệ, những hạ tầng hiện đại nhất.
Bà Trần Thị Lan Hương – chuyên gia quản trị công cao cấp World Bank tại Việt Nam - lại cho rằng, hợp tác công tư trong vận dụng nền tảng dữ liệu vào hạ tầng kết nối sẽ thúc đẩy kinh tế số.
Theo bà, hợp tác công tư trong lĩnh vực này không mới, song cần dựa trên nguyên tắc cơ bản là minh bạch, bình đẳng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Kinh nghiệm thế giới, các giải pháp sáng tạo thì các doanh nghiệp nhỏ có giải pháp hiệu quả hơn doanh nghiệp lớn. Hợp tác công tư phải đưa ra được công thức các bên cùng có lợi, nên đầu bài phải đưa ra rõ ràng. Và sau thời gian thực hiện, cần có đánh giá đầy đủ về hiệu quả hợp tác công tư.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đặng Tùng Sơn - CEO CMC Telecom cũng nhấn mạnh sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân trong phát triển kinh tế số, giúp loại hình kinh tế này 'cất cánh'. Song để đạt được mục tiêu, ông Sơn đề xuất, cần phải xây dựng những trung tâm dữ liệu lớn (datacenter), nơi lưu trữ, chuyển đổi dữ liệu, cung cấp không chỉ cho Việt Nam mà cả khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần cho phép doanh nghiệp tư nhân xây dựng trạm chung chuyển Internet.