Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển bền vững hậu Covid-19: Đòi hỏi cấp thiết với doanh nghiệp

Đại dịch Covid-19 bùng phát làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, dịch chuyển dòng đầu tư, thương mại, bộc lộ ra những “lỗ hổng” về quản trị rủi ro, đòi hỏi doanh nghiệp phải nhìn nhận lại tư duy quản trị theo hướng phát triển bền vững là một yêu cầu tất yếu và cấp thiết hơn.

Liên quan đến phát triển bền vững của doanh nghiệp, tại Chương trình “Đối thoại cùng báo chí: Phát triển bền vững - bài học kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 15/7/2020, do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng thư ký VCCI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VBCSD, cho rằng: Nền kinh tế đất nước sẽ không thể tăng trưởng bền vững, nếu cộng đồng doanh nghiệp phát triển thiếu tính bền vững. Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, là một định hướng quan trọng mà VCCI đã đặt ra và triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy trong những năm vừa qua. Trong đó, có việc nghiên cứu, soạn thảo và giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bộ chỉ số CSI với các tiêu chí về phát triển bền vũng dựa trên 3 trụ cột hài hòa giữa “kinh tế - xã hội - môi trường”, theo chuẩn mực quốc tế có tính đến thực tiễn Việt Nam, làm thước đo, định hướng, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện để nâng cao trình độ quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển thân thiện môi trường…, hướng tới các giá trị nhân văn hơn.

Bộ Chỉ số CSI đã được VCCI sử dụng để đánh giá, tôn vinh các doanh nghiệp trong Chương trình đánh giá, công bố 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam hàng năm. Thông qua chương trình đánh giá doanh nghiệp bền vững cho thấy, những doanh nghiệp tuân thủ tốt các tiêu chí của bộ chỉ số CSI luôn đạt được kết quả sản xuất, kinh doanh tốt hơn, năng suất lao động cũng cao hơn so với nhóm doanh nghiệp không thực hiện.

2731 ptbv20201 copy
Diễn đàn Đối thoại với báo chí: Phát triển bền vững - kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19
Trong khuôn khổ Chương trình đối thoại, một chuyến công tác thực tế về Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, ở tỉnh Hà Nam, đã được VBCSD tổ chức. Tại đây, các nhà báo trong mạng lưới báo chí về phát triển bền vững, đã được đại diện doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm vượt qua đại dịch Covid-19, phát triển bền vững, đồng thời hướng dẫn thăm quan thực tế mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững công nghệ cao với dự án trồng dưa leo Nhật Bản theo công nghệ Israel hiệu quả kinh tế rất cao.

Bà Bùi Thị Thu Trang - Trưởng phòng Dịch vụ Đảm bảo và Tư vấn rủi ro, Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, cho rằng: Dịch Covid-19 bùng phát đã bộc lộ ra vấn đề quản trị khủng hoảng, quản trị rủi ro của nhiều doanh nghiệp không được quan tâm, chú trọng nên rất khó có thể phát triển bền vững. Khi dịch bệnh tác động tiêu cực, nhiều doanh nghiệp đã không thể chủ động đưa ra được các kịch bản ứng phó kịp thời, hiệu quả, nên đã rơi vào cảnh khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực sụp đổ.

Tuy nhiên, theo bà Trang, dịch Covid-19 cũng đã tạo ra áp lực khiến cho nhiều doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi tư duy trong quản trị và điều hành, tiếp cận thị trường và khách hàng theo hướng tận dụng xu thế công nghệ, số hóa và thương mại điện tử để giảm chi phí vận hành, duy trì “sự sống” trong bối cảnh dịch bệnh đã khiến cả nguồn cung, thị trường, khách hàng và doanh thu đều bị sụt giảm. Bà Trang ch rằng, xu thế này cần được các doanh nghiệp duy trì và tiếp tục phát huy trong bối cảnh hồi phục kinh tế hậu Covid-19 và tiếp theo. Đồng thời, phải chú trọng và quan tâm hơn đến việc xây dựng cho mình một chiến lược quản trị rủi ro bài bản để có thể chống chịu, thích với những cú sốc tác động bất ngờ từ bên ngoài. Cần gắn liền mục tiêu kinh doanh với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an sinh xã hội... Thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững, không phải là chi phí vô nghĩa, mà chính là đầu tư cho tương lai phát triển ổn định hơn của doanh nghiệp.

2901 ptbv20203 copy
Thăm quan mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững công nghệ cao của doanh nghiệp

Ông Phạm Hoàng Hải - Trưởng Nhóm hợp tác Ban Thư ký VBCSD, cho biết: đến nay, bộ chỉ số CSI đã được cập nhật nhiều điểm mới để phù hợp với những yêu cầu thực hiện cam kết tại các hiệp định thương mại tự do quan trọng mà Việt Nam đã ký kết, cũng như các thay đổi quan trọng về chính sách quản lý lao động và môi trường đối với doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến 17 mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, của Chính phủ, cũng đã được đơn giản hóa và lồng ghép vào bộ chỉ số CSI. Doanh nghiệp nếu thường xuyên tham chiếu CSI vào vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ kịp thời phát hiện được những điểm yếu, thiếu sót để cải thiện, nắm bắt những cơ hội tiềm năng để đầu tư.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Trưởng Phòng truyền thông và đối ngoại - Công ty TNHH Nestle Việt Nam, chia sẻ: Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều mặt đến phát triển của đơn vị, như một phép thử đối với việc duy trì sự phát triển bền vững của Nestle. Bộ chỉ số SCI đã giúp Nestle tự soi lại mình để có biện pháp vượt qua thách thức. “Khi dịch Covid-19 tác động ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, dựa vào những đánh giá nội bộ, Nestle ngay lập tức đưa ra chiến lược vượt khó bằng việc tập trung vào các giải pháp đảm bảo cho đội ngũ nhân lực khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, sau đó mới tính đến các vấn đề khác. Dù gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, nhưng Nestle không cắt giảm nhân công, thậm chí còn có kế hoạch tăng lương. Yếu tố về con người được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững, nhờ vậy Nestle đã duy trì được đội ngũ nhân lực đủ sức, đồng lòng cùng vượt qua khó khăn” - bà Lê Thị Hoài Thương bày tỏ.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website