Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2020

Sáng 10/12/2020, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD - VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2020 (VCSF 2020) với chủ đề “Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội”.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, kiêm Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho rằng, phát triển bền vững là mục tiêu phấn đấu chung của toàn cầu với 17 nhóm mục tiêu, hơn 230 tiêu chí đánh giá. Việt Nam cũng đã có kế hoạch hành động quốc gia, lồng ghép 17 mục tiêu quốc tế và chọn ra các mục tiêu cụ thể của Việt Nam đưa vào các văn kiện của Đảng, các bộ luật, các nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong 10 năm tới thì vẫn là thách thức lớn. Nếu nhìn kỹ vào các mục tiêu chung của thế giới và Việt Nam thì còn rất nhiều việc phải làm.

Hơn nữa, phát triển bền vững tại Việt Nam có nhiều tiến bộ nhưng sức lan tỏa chưa cao. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam có 700.000 doanh nghiệp, nhưng cũng chỉ có 2.000 doanh nghiệp (chiếm 2%) là thành viên của cộng đồng DN phát triển bền vững ở Việt Nam, mới khoảng 100.000 doanh nghiệp (15%) tiếp cận được các thông tin về phát triển bền vững.

Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch VBCSD-VCCI, trong bối cảnh đặc biệt đó là Covid -19 đang diễn biến hết sức phức tạp, thiên tai dồn dập, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trỗi dậy, chiến tranh thương mại căng thẳng, nền tảng thương mại đa phương WTO đang bị đe doạ... “Thế giới đang trở nên mong manh hơn bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ trước yêu cầu PTBV...” - TS Lộc nhấn mạnh.

Chủ tịch VCCI cũng vui mừng chia sẻ tại Diễn đàn về việc Việt Nam đã về đích sớm trong việc thực hiện một số chỉ số PTBV của Liên Hợp Quốc và đạt thứ hạng tương đối cao trong khu vực (chỉ đứng sau Thái Lan). “Đó là thành quả của những nỗ lực PTBV của cả cả hệ thống chính trị và cộng đồng DN!” - TS Vũ Tiến Lộc khẳng định, đồng thời ông cũng cho rằng chính dịch bệnh và thiên tai dồn dập là một thách thức cho PTBV nhưng cũng là sự cảnh báo thuyết phục tất cả chúng ta phải kiên định con đường PTBV..

"Thực tiễn hoạt động của cộng đồng DN Việt Nam trong bối cảnh Covid - 19 cũng cho thấy, những DN xây dựng được cho mình các mô hình quản trị theo hướng PTBV đã chứng tỏ được khả năng chống chịu cao hơn và kiên cường hơn so với các DN khác. Các DN theo đuổi định hướng PTBV thường trụ vững tốt hơn, thậm chí không ít DN trong bối cảnh khó khăn đã biết tìm ra cơ hội để bứt phá, vượt lên: bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, mở mang được thị trường, đóng góp được cho ngân sách và góp phần vào tăng trưởng…” - Chủ tịch VCCI phát biểu.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website