Viện Nghiên cứu Dệt May đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ
Thời gian qua, Công ty Cổ phần - Viện Nghiên cứu Dệt May đã triển khai nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN), trong đó chú trọng vào việc ứng dụng các nguyên liệu mới, phát triển các mặt hàng có tính năng đặc biệt, phù hợp với yêu cầu của thị trường, gắn nghiên cứu với sản xuất, tạo hiệu quả lâu dài trong ngành Dệt May Việt Nam.
Từ các nhiệm vụ nghiên cứu này, Viện cũng đã thực hiện thành công các hợp đồng cung cấp nguyên liệu độc quyền cho một số doanh nghiệp thời trang trong nước như Canifa, K&G,… mang lại nguồn thu đáng kể cho Viện.
Gắn công tác nghiên cứu đi liền với thực tế sản xuất, ứng dụng hiệu quả cho ngành Dệt May là nhiệm vụ trong tâm của Viện
Chuỗi các nhiệm vụ KHCN phát triển phương pháp thử nghiệm cũng được Viện tiếp tục mở rộng, giúp nâng cao năng lực cho các Trung tâm thí nghiệm Dệt May Việt Nam, mở rộng dịch vụ thử nghiệm mới cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, Viện luôn tích cực, chủ động, tìm kiếm mở rộng lĩnh vực nghiên cứu như: Nghiên cứu phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá ngành công nghiệp,... đồng thời, tích cực liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ KHCN khác, góp phần thúc đẩy cho ngành Dệt May Việt nam phát triển hiệu quả và bền vững
Mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu thị trường
Năm 2020 sự bùng nổ bất ngờ của đại dịch Covid-19, Trung tâm thí nghiệm Dệt May cùng với Ban lãnh đạo Viện đã kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường, tiếp cận các nguồn thông tin hữu ích từ Nạp Tiền 188bet , các doanh nghiệp dệt may sản xuất khẩu trang, quần áo trang phục bảo hộ y tế, marketing tiếp thị tới các Sở Công Thương, các biện pháp truyền thông trên báo chí, vì vậy đã thu hút được lượng mẫu đáng kể (thử nghiệm kháng khuẩn, kháng nước cho khẩu trang vải kháng khuẩn, chống giọt bắn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trên cơ sở đó, Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty Cổ Phần Viện Nghiên cứu Dệt May (Viện Nghiên cứu Dệt May) đã làm việc liên tục không có ngày nghỉ để thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của vải và chứng nhận cho các đơn vị sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn phòng dịch, giải quyết tình trạng khan hiếm và bình ổn thị trường khẩu trang.
Sự nhanh nhạy vào cuộc của Viện nghiên cứu Dệt May đã góp phần bình ổn thị trường khẩu trang của Việt Nam ngay từ ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020
Ngoài ra, Viện cũng kịp thời đầu tư thiết bị thử AATCC42 và nghiên cứu xây dựng phát triển phương pháp thử mới này nhằm hoàn thiện gói thử nghiệm kháng giọt bắn và phân cấp từ cấp 1 đến cấp 3 cho các sản phẩm quần áo bảo hộ theo hệ thống tiêu chuẩn thử nghiệm và phân cấp AMMI của Mỹ cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế và đã cung cấp dịch vụ thử nghiệm cho khách hàng; Tư vấn xây dựng các chỉ tiêu chất lượng và tiêu chuẩn cơ sở cho khẩu trang, bộ trang phục phòng dịch cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Trung tâm thí nghiệm Dệt may vẫn duy trì tốt các gói thử nghiệm QCVN01:2017/BCT, các gói thầu về may trang phục của các doanh nghiệp, tổ chức, các gói thầu của Tổng cục dự trữ nhà nước… góp phần tăng doanh thu từ thị trường nội địa.
Tuy các thị trường xuất khẩu bị giảm mạnh do dịch bệnh, trong đó khách hàng chuỗi Decathlon cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Xu hướng mở rộng năng lực thử nghiệm khách hàng chuỗi hướng tới KATRI và UNIQLO hiện cũng đang đóng băng do ảnh hưởng dịch bệnh. Tháng 10/2020, Trung tâm thí nghiệm Dệt May đã tham gia roundtest một số chỉ tiêu của UNIQLO để tạo sự kết nối và quảng bá năng lực thử nghiệm của Công ty.
Về giám định và chứng nhận sản phẩm, hai năm gần đây, tình hình chung về sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may giảm nhiều do dịch bệnh toàn cầu, tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm Giám định và Chứng nhận sản phẩm vẫn duy trì tốt do gia tăng nhu cầu giám định và chứng nhận cho sản phẩm khẩu trang và thiết bị phòng dịch của các doanh nghiệp. Công tác hiệu chuẩn cũng được thực hiện tốt cho các phòng thí nghiệm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cũng như các công ty bên ngoài.
Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu KH&CN, dịch vụ kỹ thuật, đơn vị cũng tập trung phát triển hoạt động kinh doanh sợi, vải, sản xuất và tiêu thụ sợi Ne 18/1 và PVA tại xưởng thực nghiệm.
Trong năm vừa qua, mặc dù phải thực hiện nhiều công việc liên quan đến sắp xếp lại tổ chức thành công ty cổ phần, nhiều khó khăn do dịch bệnh, biến động thị trường, tuy nhiên các hoạt động nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ và sản xuất kinh doanh của Công ty CP - Viện Nghiên cứu Dệt may đều đạt kết quả khá tốt so với kế hoạch đề ra.
Viện vẫn làm tốt vai trò là đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu trong ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Với các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm và chứng nhận, CTCP - Viện Nghiên cứu Dệt May đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
Chủ động chuyển đổi công nghệ, phát triển nguyên liệu mới
Trong 2021, Viện tiếp tục tăng cường và mở rộng lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, hỗ trợ hiệu quả cho ngành dệt may, thực hiện đề tài/dự án với nhiều đối tác mới. Các lĩnh vực được ưu tiên thuộc lĩnh vực thế mạnh của Viện như nghiên cứu công nghệ để sản xuất nguyên liệu mới (sợi, vải) nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm dệt may được quy định tại các hiệp định, tạo điều kiện thuận lợi về thuế, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Viện đã tăng cường nghiên cứu KHCN, sản xuất nguyên liệu mới phục vụ ngành
Cùng với đó, tập trung phát triển mạnh công tác đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may. Tập trung vào công tác chăm sóc khách hàng tìm thêm khách hàng hiệu chuẩn mới, thực hiện mục tiêu mở rộng năng lực hiệu chuẩn.
Đối với hoạt động dịch vụ kỹ thuật, do tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp dẫn đến sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp giảm hoặc dừng hẳn sản xuất/nhập khẩu mặt hàng dệt may dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ thử nghiệm, chứng nhận giảm. Sự cạnh tranh ngày càng tăng, đồng thời việc điều chỉnh chính sách của các cơ quan hữu quan sẽ ảnh hưởng nhiều đến dịch vụ kỹ thuật của Công ty.
Ngoài các nhiệm vụ mang tính thế mạnh, Viện sẽ phát triển sang lĩnh vực mới như: nghiên cứu các chính sách, điều kiện được quy định tại các hiệp định từ đó có các hướng dẫn, tư vấn giúp các doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất nhằm đưa xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường các nước.
Với hoạt động thí nghiệm, duy trì cải tiến hệ thống theo TCVN ISO/IEC 17025:2017; Thực hiện hiệu chuẩn các phép thử khác theo kế hoạch kiểm soát chất lượng; Duy trì và khai thác tốt dịch vụ thử nghiệm hiện có; Chuẩn bị nguồn lực (trang thiết bị, con người) để mở rộng các chỉ tiêu mới. Với hoạt động giám định và chứng nhận, tăng cường công tác đào tạo nội bộ cho các chuyên gia đánh giá; Đẩy mạnh công tác marketing, tiếp tục duy trì, tìm kiếm, mở rộng thêm khách hàng trong cả lĩnh vực giám định và chứng nhận.
Nguồn: Tạp chí Công Thương