Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin chú trọng nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin là một trong những đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu khoa học công nghệ về lĩnh vực khai thác than và khoáng sản. Đây cũng là đơn vị có bề dày truyền thống và có đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ năng lực, nhiệt tình, sáng tạo, có sự đoàn kết từ cấp ủy đến đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Trong 5 năm qua (2017 - 2021), Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin đã tích cực đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ mới vào thực tế sản xuất, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nghiên cứu, chế tạo sản phẩm thiết bị mới phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhiều đề tài, công trình khoa học do Viện thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế lớn, được doanh nghiệp đón nhận.
Tiêu biểu là dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN) cấp nhà nước "Hoàn thiện các giải pháp công nghệ xử lý bờ trụ mỏ than Na Dương đảm bảo an toàn cho các công trình trên bờ mặt khai thác xuống sâu". Dự án đã đề xuất được các giải pháp làm ổn định bờ trụ mỏ than Na Dương, góp phần bảo vệ an toàn cho các công trình trên bề mặt mỏ khi khai thác xuống sâu.
Đặc biệt, dự án mang lại hiệu quả trực tiếp cho doanh nghiệp trên phương diện ngăn ngừa hiện tượng trượt lở bờ mỏ, khai thác ổn định, đáp ứng yêu cầu sản lượng, nâng cao năng suất thiết bị khai thác, giảm chi phí xử lý trượt lở. Thành công của dự án cũng sẽ giảm nguy cơ tai nạn lao động, sự cố môi trường do trượt lở đất đá bờ mỏ gây ra, bảo vệ nhà máy nhiệt điện trên bề mặt và các thiết bị dưới đáy mỏ, tạo ra sự phát triển bền vững giữa công nghiệp khai thác than với công nghiệp sản xuất điện.
Mỏ than Cọc Sáu (Ảnh: vinacomin.vn)
Hay như đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu áp dụng dây chuyền công nghệ cơ giới hóa khấu than lò chợ phù hợp với điều kiện địa chất kỹ thuật các vỉa than thoải và nghiêng ở các mỏ hầm lò mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh" đã đề xuất được công nghệ cơ giới hóa phù hợp khi khai thác than tại các lò chợ thoải và nghiêng vùng Quảng Ninh. Việc triển khai kết quả đề tài vào sản xuất cho phép mở rộng trữ lương, sản lượng được khai thác cơ giới hóa, giảm tỷ trọng công nghệ khai thác truyền thống khẩu gương bằng khoan nổ mìn. Công nghệ sẽ cho phép tăng sản lượng, giảm giá thành, giảm mức độ nặng nhọc và cải thiện điều kiện lao động và thu nhập cho người động tham gia vào công nghệ.
Bên cạnh đó, công nghệ cơ giới hóa khẩu gương bằng máy sẽ cho phép giảm đáng kể các tổn hao gỗ, lưới thép, vật liệu, giảm ô nhiễm do các loại khí thải là sản phẩm phản ứng nổ, cũng như giảm thiểu rủi ro mất an toàn cho người lao động, góp phần thúc đẩy gắn bó của công nhân hầm lò với ngành, đó góp phần phát triển bền vững ngành than.
Công nghệ cơ giới hóa đồng bộ khai thác tại các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
Trong khi đó, đề tài cấp Nạp Tiền 188bet “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi đồng của xưởng tuyển xỉ - Nhà máy luyện đồng Lào Cai” lại đề xuất được giải pháp kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi đồng của xưởng tuyển xỉ - Nhà máy luyện đồng Lào Cai và các nhà máy tương tự, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tại nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thúc đẩy công tác sản xuất và chế biến đồng, là cơ sở để Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đầu tư xây dựng các nhà máy luyện đồng mới và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của các nhà máy luyện đồng hiện có trong TKV.
Đáng chú ý, dự án SXTN cấp TKV “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo giàn mềm có cơ cấu thủy lực trong điều kiện khai thác các vỉa than mỏng có chiều dày trung bình, góc dốc trên 45o” do Viện chủ trì thực hiện đã nội địa hóa thành công giàn chống mềm có cơ cấu thủy lực, áp dụng trong điều kiện khai thác vỉa than có độ dốc lớn. Sản phẩm của dự án có thể cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng như Uông Bí, Mạo Khê, Nam Mẫu, Vàng Danh... với giá thành cạnh tranh so với phẩm cùng loại trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, đặc tính kỹ thuật tương đương. Đặc biệt, việc áp dụng sản phẩm vào thực tiễn đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, sự phát triển bền vững, ổn định cho ngành than.
Với việc thực hiện 74 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp trong giai đoạn 2017 - 2021, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin ngày càng khẳng định vai trò cầu nối trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong ngành mỏ. Các công trình nghiên cứu của Viện đều xuất phát từ yêu cầu cấp thiết phải giải quyết các khó khăn, phức tạp của thực tiễn sản xuất và các định hướng phát triển lớn của ngành, nhất là các định hướng về cơ giới hóa, tự động hóa và tin học hóa, áp dụng công nghệ mới.