Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hội thảo “Chuyển đối số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”

Ngày 17/6, trong khuôn khổ chương trình “Ngày không tiền mặt 2022”, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt”.

Tham dự Hội thảo có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng đại diện các Bộ, ngành. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham dự và phát biểu tại Hội thảo. Ngoài ra, còn có đại diện các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các tổ chức thẻ quốc tế và một số công ty công nghệ.

“Ngày không tiền mặt” do báo tuổi trẻ đề xuất, được bắt đầu từ năm 2019 – là ngày phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, được khuyến khích sử dụng khi mua sắm, giao dịch thanh toán và người tiêu dùng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán và các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ.

Với sự kết hợp nhiều giải pháp, tiêu dùng không tiền mặt đã tăng trưởng mạnh mẽ. Đến tháng 4/2022, giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021. Ngoài ra, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán (TKTT) đạt gần 66% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015-2021; đã có khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến, từ xa qua phương thức điện tử (eKYC). Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ).

Hội thảo được chia thành 02 phiên với chủ đề: “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế xã hội” và “Ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong thực tiễn”. Các bài tham luận, nội dung trao đổi của đại diện các bộ, ngành, tổ chức cung ứng dịch vụ liên quan sẽ giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng, cụ thể hơn về những gì ngành Ngân hàng và các ngành, lĩnh vực liên quan đã và đang làm, một số kết quả đạt được và định hướng trong thời gian tới của hoạt động chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong bối cảnh kỷ nguyên số, số hóa dịch vụ sâu rộng và tác động đa chiều của dịch COVID-19, thanh toán số sẽ trở thành xu hướng tất yếu, cơ sở hạ tầng và công nghệ được chú trọng đầu tư, các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử phát triển mạnh với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ mới. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng chú trọng nâng cấp hệ thống, mở rộng dịch vụ, tính năng của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, đảm bảo các hạ tầng toàn ngành này hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt, đảm bảo kết nối liên thông giữa các ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của người dân, doanh nghiệp trong xu thế phát triển kinh tế số.

Các đại biểu trực tiếp trải nghiệm các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không ngừng đầu tư hạ tầng công nghệ, cung ứng nhiều sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 nhằm gia tăng tiện ích, trải nghiệm và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Công tác truyền thông, giáo dục tài chính được đẩy mạnh với nhiều chương trình có sức lan tỏa trong xã hội như “Tiền khéo tiền khôn”, “Tay hòm chìa khóa”… nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng đối với công chúng, qua đó góp phần thúc thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính toàn diện.


Tác giả: An Hưng

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website