Siemens giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai phá tiềm năng của số hóa
PV: Nói một cách cơ bản nhất thì tiềm năng mà số hóa mang lại là gì thưa ông?
Ông Phạm Thái Lai: Số hóa đang thay đổi tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta cũng như các mô hình kinh doanh hiện tại. Các ngành công nghiệp sản xuất có thể thu được nhiều lợi ích từ việc tận dụng các xu hướng công nghệ như thiết kế dựa trên thuật toán tối ưu và các mô hình thông minh. Quy trình sản xuất trở nên sáng tạo hơn nhờ vào các công nghệ sản xuất bồi đắp, rô-bốt tiên tiến, Trí tuệ Nhân tạo (AI), và các mô hình dịch vụ mới hiện đang được phát triển cùng với việc sử dụng các giải pháp điện toán đám mây và tự động hóa kiến thức.
Ông Phạm Thái Lai - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Siemens khu vực Đông Nam Á và Việt Nam
PV: Là một công ty cung cấp các giải pháp công nghệ, Siemens đòng hành như thế nào với các doanh nghiệp muốn số hóa?
Ông Phạm Thái Lai: Nhằm giúp cho các công ty có thể tận dụng toàn bộ tiềm năng của số hóa, Siemens hiện đang cung cấp gói giải pháp Doanh nghiệp Số - một danh mục tổng thể bao gồm các giải pháp phần mềm và tự động hóa. Danh mục này cho phép các công ty công nghiệp thuộc mọi quy mô có thể triển khai các công nghệ hiện tại và trong tương lai cho mục tiêu tự động hóa và số hóa. Nhờ vậy, họ có thể tận dụng toàn bộ các tiềm năng mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đem tới, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho các bước tiếp theo của hành trình chuyển đổi số.
PV: Gói giải pháp Doanh nghiệp số mà ông đề cập cụ thể là gì, thưa ông?
Ông Phạm Thái Lai: Danh mục Doanh nghiệp số tổng thể của Siemens bao gồm các giải pháp cho các khâu thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, thiết kế nhà máy, thiết kế dây chuyền sản xuất, tự động hóa, chạy thử và dịch vụ. Các nhà cung cấp và các đơn vị hậu cần cũng có thể được tích hợp trên một nền tảng hợp tác nhất quán. Các công ty có thể bắt đầu quá trình số hóa tại bất kỳ bước nào trên chuỗi giá trị, cho các nhà máy còn sơ khai hay đã vận hành trong một thời gian dài, và dựa trên các giao diện mở và tiêu chuẩn.
PV: Thực ra số hóa hoàn toàn một nhà máy sản xuất hiện trên thế giới cũng có rất ít. Được biết Siemens hiện cũng có nhà máy được xem là đỉnh cao của số hóa. Ông có thể giới thiệu để độc giả có cái nhìn trực quan hơn về số hóa?
Ông Phạm Thái Lai: Đó là nhà máy số Siemens Electronics Works (EWA) tại thành phố Amberg của nước Đức. Nhờ áp dụng nhiều giải pháp thuộc danh mục Doanh nghiệp số, nhà máy EWA đã có thể hiện thực hóa nhiều công nghệ của tương lai ngành sản xuất, từ việc sản lượng được tối ưu hóa hay vòng đời sản phẩm đầy tham vọng cho tới các biện pháp an ninh đáng tin cậy.
Nhà máy EWA được thành lập vào năm 1989 và hiện sản xuất nhiều dòng sản phẩm, trong đó có bộ điều khiển lập trình Simatic. Mỗi năm, nhà máy sản xuất khoảng 17 triệu bộ Simatic, tương đương với 1 bộ trong 1 giây. Hơn 1.000 dòng sản phẩm được sản xuất tại nhà máy, và các sản phẩm này được sử dụng để điều khiển các nhà máy và máy móc cũng như tự động hóa các thiết bị sản xuất, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm.
Số hóa bên trong Nhà máy EWA-Siemens
Các quy trình sản xuất tại nhà máy Amberg cũng được điều khiển bởi 2.800 bộ điều khiển Simatic. Quy trình sản xuất vận hành trên một nền tảng phần lớn là tự động, với 75% chuỗi giá trị được xử lý độc lập bởi máy móc và robot. Trong mỗi 24 giờ, các sản phẩm được chuẩn bị sẵn sàng để vận chuyển tới gần 60.000 khách hàng trên toàn thế giới. Nhà máy EWA sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng cao lên tới 99,999%, và nhờ vào chất lượng công việc bền vững cùng việc tích hợp dữ liệu toàn diện, thành tích này đã xác lập tiêu chuẩn mới cho ngành sản xuất công nghiệp.
Tại nhà máy EWA, các giải pháp phần cứng và phần mềm, truyền thông công nghiệp, an ninh mạng và các dịch vụ được phối hợp một cách tối ưu. Các công nghệ đột phá như AI, điện toán biên công nghiệp, và giải pháp điện toán đám mây hiện đã cho phép các chuỗi sản xuất trở nên vô cùng linh hoạt, hiệu quả và đáng tin cậy. Đây chính là lý do khiến nhà máy EWA trở thành một ví dụ điển hình cho giải pháp Nhà máy số của Siemens.
Thành tựu đáng kể nhất của việc số hóa xưởng sản xuất của Amberg chính là năng suất tăng 1.400%. Câu chuyện thành công này có thể được nhân rộng trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
PV: Tại Việt Nam, để số hóa mức độ cao còn là hành trình dài. Vinfast hẳn là một ví dụ điển hình của Siemens tại thị trường Việt Nam hiện nay?
Ông Phạm Thái Lai: VinFast, nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam, đã sản xuất thành công những chiếc xe đầu tiên trước thời hạn nhờ vào việc sử dụng danh mục phần mềm và phần cứng tích hợp của Siemens. Bằng việc triển khai danh mục này, Siemens đã giúp VinFast đạt được kế hoạch sản xuất ô tô với việc xây dựng nhà máy, thiết kế ô tô và bắt đầu sản xuất chỉ trong thời gian 21 tháng, chỉ bằng một nửa thời gian trung bình để xây dựng một nhà máy sản xuất tương tự.
Toàn bộ chuỗi giá trị của VinFast đã được tích hợp và số hóa nhờ vào Danh mục Doanh nghiệp số, mà cụ thể là danh mục sản phẩm phần mềm Xcelerator và Tự động hóa tích hợp toàn diện (TIA).
Xcelerator cho phép tạo ra mô hình bản sao số một cách chính xác nhất, kết hợp mô phỏng dựa trên mô hình với các dữ liệu thử nghiệm và các phân tích hiệu suất thực nhờ vào điều khiển biên thông minh. VinFast hiện đang sử dụng phần mềm Teamcenter làm nền tảng kết hợp giữa quản lý vòng đời sản phẩm và phần mềm NX, là một giải pháp tích hợp hàng đầu trong thiết kế, sản xuất và lập trình trên máy tính (CAD/CAM/CAE), nhằm phát triển mô hình bản sao số của xe ô tô và sản xuất. Teamcenter kết nối bản sao số nhờ vào dòng số hóa thống nhất, điều này giúp VinFast tăng tốc độ và tính linh hoạt trong việc phát triển, tối ưu hóa quy trình sản xuất và sử dụng những hiểu biết thu được trong quá trình hoạt động của sản phẩm và nhà máy để cải thiện hiệu suất trong tương lai. Ngoài ra, VinFast cũng triển khai phần mềm Opcenter của Siemens để tăng tốc độ và chất lượng sản xuất.
Danh mục giải pháp toàn diện của Siemens giúp VinFast giao xe trước thời hạn
Tự động hóa của nhà máy VinFast được thực hiện dưới mô hình linh hoạt của tự động hóa tích hợp toàn diện (TIA), được dùng để điều khiển và vận hành chuỗi quy trình sản xuất. VinFast đã triển khai thiết bị tự động hóa của Siemens cho các dây chuyền sản xuất của mình như: xưởng dập, xưởng phun sơn, xưởng thân vỏ, xưởng lắp ráp, xưởng phụ trợ và xưởng động cơ. Bộ điều khiển Simatic cho phép VinFast tự động hóa hoạt động của nhà máy như robot và băng chuyền, bao gồm cả tính năng kiểm soát an toàn. VinFast sử dụng mô hình cổng thông tin TIA để lập trình các nhiệm vụ tự động mặc định từ khâu ở xưởng dập cho đến phân xưởng lắp ráp. Simatic HMI được sử dụng rộng rãi trong nhà máy, cho phép các kỹ sư VinFast vận hành và giám sát tình trạng hoạt động của máy móc và toàn bộ hệ thống. Với sản phẩm công nghiệp chuyên biệt của Siemens, VinFast có thể theo dõi và tra cứu các sản phẩm thiết bị cũng như tối ưu hóa dòng nguyên liệu. Hơn nữa, bộ điều khiển Sinumerik đảm bảo tính hiệu quả cao nhất trong hoạt động và chất lượng trong hệ thống máy móc truyền động. Các bộ phần tự động hóa toàn diện từ Siemens đã góp phần giúp VinFast xây dựng nhà máy chất lượng cao theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Vinsmart là một công ty thành viên khác của Vingroup, được thành lập vào tháng 6 năm ngoái với sứ mệnh trở thành một công ty công nghệ trên quy mô toàn cầu. Siemens đã và đang hỗ trợ Vinsmart thực hiện sứ mệnh này thông qua một loạt phần mềm từ danh mục Doanh nghiệp Số bao gồm phần mềm Quản lý vòng đời sản phẩm PLM Teamcenter, phần mềm Quản lý vòng đời ứng dụng ALM Polarion, phần mềm thiết kế cơ khí NX CAD và phần mềm thiết kế điện tử Mentor Xpedition.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO), nhà sản xuất lắp ráp và phân phối ô tô có tiếng tại Việt Nam, đã trở thành một khách hàng thân thiết của Siemens trong nhiều năm qua. THACO đã sử dụng phần mềm Quản lý Vòng đời Sản phẩm Siemens PLM Teamcenter, phần mềm thiết kế gia công NX CAD/CAM, hệ phần mềm mô phỏng Siemens Simcenter 1D và 3D cùng giải pháp kiểm định sản phẩm Siemens LMS Test để từng bước xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển của công ty.
PV: Tại Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ hội nào để họ bước vào được hành trình số hóa bằng giải pháp công nghệ của Siemens?
Ông Phạm Thái Lai: Tại Siemens, chúng tôi nhận thức rõ rằng mỗi công ty đều có những nhu cầu và yêu cầu đặc thù rất cần phải được tiếp nhận và xử lý theo một cách riêng. Chính vì vậy, danh mục Doanh nghiệp Số của chúng tôi được thiết kế để phù hợp với nhu cầu cá nhân của các ngành công nghiệp khác nhau. Chúng tôi có thể giúp tối ưu hóa hành trình hướng tới số hóa và Công nghiệp 4.0 thông qua việc khai phá tối đa tiềm năng của số hóa cho tất cả các doanh nghiệp.
Và để thực hiện cam kết là đối tác tích cực hỗ trợ Việt Nam trên con đường chuyển đổi số, tháng 4/2019, Tập đoàn Siemens và Nạp Tiền 188bet (Việt Nam) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác, trong đó có nhấn mạnh đến việc thúc đẩy số hóa các lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam thông qua giới thiệu các công nghệ tự động hóa và số hóa hiện đại trong một số ngành công nghiệp tiêu biểu.
Ngày 5/11/2019, Siemens cũng đã cùng Nạp Tiền 188bet tổ chức Hội thảo kỹ thuật với chủ đề “Đánh giá mức độ sẵn sàng và Xây dựng lộ trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Từ hội thảo này, Siemens sẽ cùng bộ Công Thương, Hội đồng phát triển kinh tế của Chính phủ Singapore, Công ty Tuv Sud sẽ khảo sát và hỗ trợ tư vấn áp dụng bộ chỉ số mức độ sẵn sàng cho sản xuất công nghiệp thông minh - SIRI tại các doanh nghiệp được lựa chọn (trong tổng số 15 doanh nghiệp đăng ký). Đây là hoạt động nằm trong Dự án áp dụng thí điểm bộ chỉ số SIRI của Singapore để từ đó có thể đưa ra bộ chỉ cố phù hợp nhất cho Việt Nam sau này.
PV: Cảm ơn ông về các chia sẻ trên!