Cam kết về lĩnh vực khoa học – công nghệ ngành Công Thương trong các Hiệp định thương mại tự do
Tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế của kinh tế thế giới, nổi bật là việc hình thành các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các quốc gia và khu vực. Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động và đã ký kết nhiều FTA song phương, đa phương với các đối tác thương mại.
Trong các hiệp định này, lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN), cụ thể liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ luôn là một trong những nội dung đàm phán, ký kết quan trọng.
Vai trò “đầu tàu” và việc thực thi các hiệp định của ngành Công Thương
Nạp Tiền 188bet đóng vai trò là cơ quan đầu mối trong quá trình đàm phán, triển khai thực thi các FTA và cũng là cơ quan được phân công quản lý nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng chịu sự điều chỉnh bởi các FTA đó. Để đáp ứng các cam kết trước, trong và sau khi ký kết, Bộ đã và đang chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản. Trong đó, lĩnh vực KH&CN ngành Công Thương - một trong những lĩnh vực chịu tác động và ảnh hưởng bởi quy định trong các FTA đã được Bộ chủ động rà soát, tổ chức triển khai; đồng thời xây dựng các cơ chế, đề xuất và ban hành các chính sách đảm bảo mang lại hiệu quả thực thi cho các FTA nói riêng và mang lại lợi ích cho nền kinh tế nói chung. Một số hiệp định thương mại lớn có tác động sâu rộng và mang tính quyết định cho hiệu quả quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam có thể kể đến như các hiệp định của WTO, hiệp định với Liên minh châu Âu (EVFTA) hay hiệp định với khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CPTPP). Trong các FTA này đều có các cam kết cần thực thi liên quan đến lĩnh vực KH&CN ngành Công Thương.
Các hiệp định của WTO liên quan đến lĩnh vực KH&CN
Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và bắt buộc phải thực hiện cam kết trong hệ thống các hiệp định của tổ chức này. Trong đó, riêng lĩnh vực KH&CN ngành Công Thương bị điều chỉnh bởi các hiệp định như TRIPS (về sở hữu trí tuệ), TBT (hàng rào kỹ thuật trong thương mại), SPS (an toàn và vệ sinh động, thực vật).
Trong quá trình thực thi các hiệp định trên, Nạp Tiền 188bet đã triển khai đồng bộ các hoạt động, từ xây dựng chính sách, hoàn thiện thể chế, chỉ đạo điều hành để tuân thủ các cam kết, đồng thời tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, như: xây dựng và ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công Thương; thông tư quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Nạp Tiền 188bet ; thông tư quy định quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ; xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) cũng như xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với một số sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực năng lượng, cơ khí, luyện kim, dầu khí… Tính đến nay, hệ thống TCVN của Việt Nam là trên 12.000, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài là 54%, trong đó số lượng TCVN liên quan đến ngành Công Thương là 3.931 (chiếm 34%). Tổng số QCVN của Việt Nam là khoảng hơn 700, trong đó số lượng của Nạp Tiền 188bet là 46 (chiếm khoảng 7%)...
Với kết quả này, có thể nhận thấy, việc xây dựng và ban hành TCVN, QCVN đã đóng góp rất lớn trong việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước của ngành; giúp cho công tác quản lý nhà nước đạt hiệu quả hơn; đóng góp không nhỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng, thông lệ quốc tế trong việc sử dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là công cụ và căn cứ khoa học phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng, kiểm soát an toàn, vệ sinh, môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, động, thực vật đã nêu trong các Hiệp định WTO/TBT, SPS.
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Đây là một trong những hiệp định đa phương có nhiều tác động đến các ngành có thế mạnh của Việt Nam và cũng là những ngành mà Nạp Tiền 188bet được phân công quản lý như dệt may, công nghiệp thực phẩm, đồ uống… Cụ thể, các quy định tại chương: dệt may, các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), sở hữu trí tuệ… là những cam kết có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực KH&CN ngành Công Thương.
Nhằm bảo vệ và mở rộng thị trường cho các sản phẩm thế mạnh nêu trên, Bộ đang tiếp tục rà soát và nghiên cứu các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các nước thành viên CPTPP để đưa ra những biện pháp phù hợp về hàng rào kỹ thuật hay xúc tiến kịp thời việc hỗ trợ năng suất, chất lượng cho các sản phẩm trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nước.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)
Hiệp định EVFTA có nhiều chương và bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó, nội dung có liên quan đến lĩnh vực KH&CN ngành Công Thương gồm Chương 5 - TBT; Chương 6 - SPS; Chương 7 (năng lượng tái tạo) và Chương 12 (Sở hữu trí tuệ). Về cơ bản, các cam kết này chủ yếu liên quan đến hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, đánh giá sự phù hợp và đều thừa nhận áp dụng theo nguyên tắc tại các hiệp định của WTO. Do đó, hệ thống hiện tại có thể đáp ứng được các cam kết này. Tuy nhiên, một số nội dung sẽ tiếp tục được rà soát, triển khai thực hiện để đáp ứng mức tuân thủ cao hơn hiệp định WTO như: rà soát các QCVN hiện hành cũng như tăng cường viện dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ISO, IEC, Codex có liên quan trong xây dựng các QCVN mới; tăng cường cập nhật danh mục quy chuẩn của EU đối với các sản phẩm hàng hóa xuất/nhập khẩu liên quan thị trường này để xem xét công nhận các quy chuẩn tương đương; tăng cường thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp được thực hiện trên lãnh thổ của đối tác; xem xét chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn IEC (Ủy ban chứng nhận an toàn điện) trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và thừa nhận kết quả thử nghiệm, chứng nhận của IEC đối với lĩnh vực này.