Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM hoạt động nghiên cứu khoa học đã đi vào chiều sâu

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học. Là cơ sở đào tạo có quy mô lớn và có truyền thống của ngành Công Thương, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) cũng xác định hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình hoạt động và phát triển.

Chính vì vậy, thời gian qua, Nhà trường đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thương hiệu của Nhà trường.

Theo đánh giá của PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên của trường thời gian gần đây đã đi vào chiều sâu và mang tính học thuật cao, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách phục vụ việc dạy và học đạt chuẩn đầu ra.

Theo đó, các lĩnh vực nghiên cứu được Nhà trường tập trung bao gồm: Công nghệ thực phẩm, thủy sản, sinh học, môi trường, hóa học, Cơ điện tử, công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên, kinh tế phát triển, chính trị, xã hội. Có thể thấy, đây đều các lĩnh vực thế mạnh của Nhà trường. Chính chiến lược nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh đã giúp Nhà trường đạt được một số kết quả rất đáng ghi nhận.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên được Nhà trường chú trọng. (Ảnh: HUFI)

Trong giai đoạn 2017-2021, Nhà trường đã công bố khoảng 950 bài báo khoa học quốc tế thuộc hạng ISI, Scopus, SCI và SCIE cùng 615 bài báo ISSN/ISBN. Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm của trường đã chính thức trở thành thành viên của hệ thống Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL và VCgate).

Đội ngũ cán bộ của Nhà trường cũng đã nỗ lực thực hiện hơn 670 công trình nghiên cứu khoa học ở tất cả các cấp, từ cấp Nhà nước, cấp Bộ cho đến cấp Thành phố. Riêng đề tài cấp cơ sở, Nhà trường đã thực hiện được 729 đề tài.

Không dừng lại ở đó, hàng năm, Nhà trường đều tổ chức các hội nghị khoa học kỹ thuật nhằm tạo cơ hội để các cán bộ, giảng viên và cả các em sinh viên học hỏi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Đáng chú ý, Nhà trường đã ban hành quy định quản lý các nhóm nghiên cứu và thành lập 7 nhóm nghiên cứu mạnh.

Trong khi đó, hoạt động chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyển giao với các doanh nghiệp cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiều sản phẩm của Nhà trường đã được thương mại hóa trên thị trường như: đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rong nho HUFI, chả cá HUFI, nước mắm HUFI, nước ép thanh long…

Nhà trường đã thành lập 6 đơn vị hoạt động theo mô hình doanh nghiệp thuộc trường quản lý. Đây là mô hình công ty đại diện trong chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. “Sản phẩm nghiên cứu có thể chuyển giao công nghệ cho các công ty ngoài trường hoặc các công ty thuộc trường được thành lập theo cơ chế tự chủ để tiếp tục nghiên cứu nâng cao, sản xuất thử nghiệm tiến tới thương mại hóa sản phẩm có thể “bán” ra thị trường”, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn chia sẻ.

Những năm gần đây, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã quy tụ được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ, có năng lực chuyên môn cho quá trình phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt giúp Nhà trường đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong thời gian tới. Tin tưởng rằng, với định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn của Ban lãnh đạo Nhà trường, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và khẳng định uy tín, vị thế của Nhà trường trong hệ thống cơ sở giáo dục ngành Công Thương nói riêng và trong hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo của cả nước nói chung.

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM có 39 đơn vị, trong đó có 1 viện, 16 khoa đào tạo, 6 phòng, 10 trung tâm và 6 Công ty thuộc trường. Tổng số cán bộ viên chức toàn trường là 745 người, trong đó 78,3% cán bộ giảng dạy và 21,7% cán bộ hành chính. Cơ cấu chất lượng nhân sự 77,8% thạc sĩ và 24,2% là GS, PGS, TS.

​Trường có bậc đào tạo đại học với 34 ngành chính quy, bậc đào tạo sau đại học với 10 chuyên ngành thạc sỹ và 3 chuyên ngành tiến sỹ. Quy mô đào tạo hiện nay khoảng 20.000 sinh viên.


Nguồn://khcncongthuong.vn/ Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website