Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sử dụng bã thải thạch cao làm vật liệu san nền

Việc thiếu tiêu chuẩn, hướng dẫn cho phép chế biến, sử dụng bã thạch cao PG làm vật liệu san nền là một trong những lý do khiến việc tiêu thụ bã thải thạch cao gặp khó khăn.

DAP đã nỗ lực xử lý bã thải

Được thành lập từ năm 2002, tháng 4/2009 Nhà máy DAP - Vinachem bắt đầu đi vào vận hành và công bố tấn phân bón DAP lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. Cùng với quá trình sản xuất phân bón, bã thải gyps cũng phát sinh với lượng phát sinh theo thiết kế khi nhà máy huy động 100% công suất là khoảng 600.000 tấn/năm. Tuy nhiên, do nhà máy chưa huy động hết công suất thiết kế, theo đó tổng lượng phát sinh thực tế hiện khoảng trên 4,7 triệu tấn và tồn kho khoảng 3,5 triệu tấn.

Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Giải pháp xử lý, tiêu thụ bã gyps tại Nhà máy sản xuất phân bón DAP - Vinachem, KCN Đình Vũ, Hải Phòng" diễn ra mới đây, tại Hải Phòng, ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Tổng giám đốc Công ty CP DAP - Vinachem thông tin, tại Quyết định số 626/QĐ-TTg ngày 29/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng, trong đó có yêu cầu thực hiện giải pháp chế biến thạch cao PG làm phụ gia xi măng. Với nội dung này, ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Công ty đã triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Cụ thể, năm 2010, Công ty DAP - Vinachem đã phối hợp với Công ty CP Sông Đà Cao Cường, thành lập Công ty CP Thạch Cao Đình Vũ, nhằm triển khai đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thạch cao làm phụ gia xi măng. Do việc chế biến bã thải thạch cao là vấn đề lần đầu tiên có ở Việt Nam, ban đầu Công ty cũng đặt vấn đề tìm kiếm nhập khẩu dây chuyền chế biến đồng bộ sẵn có của nước ngoài.

Tuy nhiên, do đặc thù mỗi nguồn quặng apatit đầu vào của các nước là khác nhau, thì thành phần và tính chất lại khác nhau, nên đơn vị phải tự đầu tư, nghiên cứu xác định công nghệ, kết hợp tham quan học hỏi từ nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2010 - 2016, trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, Công ty đã có 4 lần thay đổi công nghệ cũ, thay công nghệ và thiết bị mới.

Với sự hỗ trợ tích cực của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ, có hiệu quả của các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, đến năm 2017, Công ty Thạch cao Đình Vũ đã lắp đặt hoàn thiện được công nghệ, thiết bị và chính thức đưa nhà máy chế biến thạch cao đi vào vận hành, sản phẩm đầu ra đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng.  

“Nhà máy biến thạch cao PG làm phụ gia xi măng của Công ty CP Thạch cao Đình Vũ đã đi vào hoạt động chính thức từ quý IV/năm 2017 với quy mô công suất xử lý 750.000 tấn/năm để chế biến thạch cao làm phụ gia xi măng. Sản phẩm của nhà máy đáp ứng Tiêu chuẩn TCVN 11833:2017 thạch cao PG dùng làm phụ gia xi măng” - ông Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Công ty CP Thạch cao Đình Vũ hiện nay đã được 28 nhà máy xi măng trong nước ký hợp đồng đưa vào sử dụng, từng bước thay thế thạch cao nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay, Công ty Thạch cao Đình Vũ vẫn tích cực thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, sản lượng thạch cao chế biến đã tăng dần đều.  Đến nay, tổng lượng thạch cao PG tiêu thụ đã cân bằng và lớn hơn so với lượng thải phát sinh, đạt được mục tiêu khống chế không làm tăng thêm quy mô về diện tích và chiều cao của bãi chứa thạch cao PG. 

Về tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thạch cao của Công ty Cổ phần Đầu tư Trường An (trước đây là Công ty TNHH Ngọc Linh), xuất phát từ nhu cầu và mong muốn có thêm nhiều đối tác tham gia đẩy nhanh việc chế biến, tiêu thụ thạch cao PG nhằm giảm lượng tồn trữ tại bãi chứa. Công ty DAP - Vinachem đã tích cực liên hệ, mời gọi các đối tác nhằm đa dạng hóa thêm các phương án chế biến, tiêu thụ lượng thạch cao còn tồn trữ. Theo đó, trong năm 2016 Công ty DAP - Vinachem đã có một số buổi làm việc, thảo luận theo đề xuất của Công ty TNHH Ngọc Linh.   

Ngày 19/9/20216, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của thành phố Hải Phòng, Công ty DAP - Vinachem và Công ty TNHH Ngọc Linh đã ký Biên bản thỏa thuận ghi nhớ về việc triển khai dự án đầu tư nhà máy chế biến bã thải thạch cao PG làm phụ gia xi măng. Trong đó, Công ty Ngọc Linh cam kết thực hiện dự án chế biến thạch cao PG, bao gồm: Đầu tư, sản xuất, bao tiêu thụ sản phẩm chế biến từ bã thạch cao PG của Công ty DAP - Vinachem, theo công nghệ, thiết bị và vốn đầu tư của Công ty Ngọc Linh. Đến năm 2017, Công ty Ngọc Linh đã chuyển giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Trường An làm chủ đầu tư dự án.

Tuy nhiên, quá trình triển khai từ năm 2016, dự án đã bị chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân. Sau nhiều lần điều chỉnh, giải quyết các khó khăn, đến năm 2022 chủ đầu tư đã bắt đầu làm công tác thi công mặt bằng. Công ty DAP - Vinachem hy vọng thời gian tới, khi dự án của Công ty Trường An hoàn thành sẽ tăng thêm sản lượng Thạch cao tiêu thụ và góp phần giảm lượng tồn trữ tại bãi chứa.   

Ông Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ thêm, để tăng cường thêm giải pháp tiêu thụ thạch cao, nhằm giảm lượng tồn trữ tại bãi chứa, năm 2017, DAP - Vinachem đã hợp tác với Viện Vật liệu xây dựng, thực hiện đề tài nghiên cứu chế biến bã thải thạch cao của Công ty làm vật liệu san nền. Đến năm 2019, công tác nghiên cứu giai đoạn 1 trong phòng thí nghiệm đã hoàn thành và đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu thông qua báo cáo kết quả của đề tài.

Để các cơ quan quản lý nhà nước có thêm cơ sở ban hành văn bản chấp thuận phương án kỹ thuật “Việc sử dụng bã thạch cao PG làm vật liệu san lấp, móng đường giao thông”, từ năm 2021 Công ty đã tiếp tục phối hợp với Viện Vật liệu xây dựng và một số đơn vị có lượng tồn dư thạch cao PG trong nước triển khai thực nghiệm tại hiện trường. Hiện nay, công tác thi công tại hiện trường, đã thực hiện quy trình theo dõi đánh giá cho kết quả tốt. Sau khi có văn bản chính thức của cơ quan quản lý nhà nước cho phép chế biến, sử dụng thạch cao PG làm vật liệu san nền, khi đó sẽ triển khai ứng dụng cho các công trình xây dựng, san lấp mặt bằng trong khu vực Đình Vũ – Cát Hải, tiến tới mục tiêu giải phóng dần lượng thạch cao tồn trữ tại bãi chứa của Công ty DAP - Vinachem. 

cang thach cao

Cảng xuất thạch cao

Cần giải pháp tháo gỡ khó khăn

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, hiện nay, khó khăn lớn nhất vẫn là khâu tiêu thụ sản phẩm thạch cao sau chế biến, do phải chịu sự cạnh tranh áp đảo của sản phẩm thạch cao tự nhiên nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, các nhà máy xi măng vẫn còn tâm lý thăm dò nhất định khi sử dụng các sản phẩm tái chế, đây cũng là khó khăn chung của các đơn vị có sản phẩm chế biến từ nguyên liệu đầu vào là chất thải. Đây là một trong những lý do Nhà máy Thạch cao Đình Vũ vẫn chưa huy động hết công suất thiết kế là 750.000 tấn/năm. 

“Từ quý II/2021 đến nay, về cơ bản lượng tiêu thụ và chế biến thạch cao PG làm phụ gia xi măng đã đáp ứng cân bằng được lượng bã thạch cao phát sinh từ sản xuất hàng ngày của Công ty. Để giải quyết hết lượng thạch cao còn tồn trữ tại bãi chứa, cần thiết phải chế biến, sử dụng làm vật liệu san nền. Tuy nhiên, với phương án chế biến thạch cao PG làm vật liệu san nền, hiện nay vẫn phải chờ tiêu chuẩn, hoặc văn bản chấp thuận cho phép chế biến và sử dụng đối với loại vật liệu này” - ông Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ. 

Khó khăn tiếp theo là việc thực hiện yêu cầu thu hẹp diện tích bãi chứa cho 2 năm sản xuất theo Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2-17. DAP cho rằng cần phải có sự điều chỉnh với nội dung này vì những lý do sau: Về mặt kỹ thuật, bã thạch cao PG phát sinh từ dây chuyền sản xuất cần có thời gian lưu trữ, phong hóa là 3-5 năm, luân chuyển tối thiểu là 03 năm, qua tác động của quá trình phong hóa tự nhiên làm giảm dư lượng lân (P) trong thạch cao, trước khi luân chuyển ra bãi chứa lâu dài (bãi chứa cố định).

Theo đó, phần diện tích của bãi chứa phong hóa là một công đoạn trong quá trình xử lý, theo đúng yêu cầu của Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Với những khó khăn nêu trên, đến thời hạn 31/12/2022 việc thu hẹp diện tích chứa trong thời gian 2 năm sản xuất là không khả thi, đây là khó khăn chung của các nhà máy có phát sinh tro, xỉ, thạch cao tại Việt Nam, mà không phải là vấn đề riêng của Công ty DAP Vinachem.

Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Sơn kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sớm ban hành tiêu chuẩn, hoặc văn bản chỉ dẫn, cho phép chế biến, sử dụng bã Thạch cao PG làm vật liệu san nền, đồng thời kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương sử dụng vật liệu có nguồn gốc từ bã thải tro, xỉ, thạch cao góp phần giải quyết lượng tồn dư theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, kiến nghị các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu tham mưu Chính phủ đề xuất các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế VAT; miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm chế biến từ thạch cao PG; xem xét điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu thạch cao tự nhiên để thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm thạch cao PG tái chế từ chất thải của các nhà máy sản xuất phân bón và thạch cao FDG từ các nhà máy nhiệt điện trong nước, để góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn của Đảng và Chính phủ.  

“Song song với đó, kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh một phần nội dung trong Quyết định 452 và Chỉ thị 8, đề nghị cho phép giữ nguyên, không đặt vấn đề thu hồi đất đối với phần diện tích đã được cấp để chứa thạch cao PG đối với các Dự án đã đi vào hoạt động trước năm 2017 (trước thời điểm ban hành Quyết định 452/QĐ-TTg). Sau khi các nhà máy đã tiêu thụ hết lượng thạch cao PG còn tồn trữ, cho phép được chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các kế hoạch đầu tư phát triển tự thân của doanh nghiệp” - ông Nguyễn Ngọc Sơn nêu rõ. 


Tác giả: Anh Minh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website