Hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đi đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn cho phát triển kinh tế đất nước
Trong bối cảnh cách mạng khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của thế giới thì việc đề ra chủ trương hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật đối với các nước là một nhu cầu cấp thiết cho quá trình đổi mới của Việt Nam.
Hơn nữa, tại thời điểm đầu những năm 90 của thế kỉ XX, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện với sự xuất hiện của nhiều khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới. Đối với một nước kinh tế còn thấp kém, lạc hậu như Việt Nam tại thời điểm đó, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, phát huy những lợi thế và tìm cách khắc phục hạn chế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, trong suốt thời gian qua, Đảng đã nhất quán chủ trương phải tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác". Đây chính phương hướng trước tiên nhất khởi đầu cho các chủ trương tiếp theo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.
Tới Đại hội VII, Đảng ta định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế". Tại Đại hội VIII, thuật ngữ “hội nhập” bắt đầu được đề cập trong các văn kiện của Đảng: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”.
Đại hội IX của Đảng đã đánh dấu lần đầu tiên Đảng ta đặt trọng tâm chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”. Theo đó, trong những năm qua, việc hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) luôn được đặt ra trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Chính phủ như Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là Thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế, Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp Hành Trung ương Đảng Khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, và gần đây nhất là Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 4/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.
Trong các Nghị quyết và Chỉ thị nêu trên, quan điểm chỉ đạo, chủ trương lớn được Đảng và Chính phủ quán triệt về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập vào các FTA là:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
Thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu qủa hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
Thứ ba, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Ðảng và Nhà nước, chủ động xây dựng các quan hệ đối tác mới, tham gia vào các vòng đàm phán mới, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế song phương, khu vực và đa phương.
Thứ tư, xây dựng và triển khai chiến lược, tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước. Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.
Thứ năm, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển và an ninh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, tạo sự đan xen gắn kết lợi ích giữa nước ta với các đối tác.
Thứ sáu, chủ động và tích cực tham gia các thể chế đa phương, góp phần xây dựng trật tự chính trị và kinh tế công bằng, dân chủ, ngăn ngừa chiến tranh, xung đột, củng cố hòa bình, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò của Việt Nam trong ASEAN và các cơ chế, diễn đàn do ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhằm tăng cường đoàn kết, gia tăng liên kết nội khối, củng cố quan hệ hợp tác với các bên đối thoại của ASEAN, thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực.
Trên cơ sở các chủ trương, định hướng lớn mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra về hội nhập kinh tế quốc tế, ta đã chủ động và tích vực tham gia vào các thiết chế kinh tế đa phương và khu vực, với các dấu mốc quan trọng như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là thành viên sáng lập của Diễn đàn kinh tế Á – Âu (ASEM), trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đặc biệt là gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.
Là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian qua, Nạp Tiền 188bet đã tích cực triển khai thực hiện công tác đàm phán, ký kết các FTA và các nhiệm vụ liên quan đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều FTA, cả ở cấp độ song phương và nhiều bên. Về song phương, ta đã ký kết và thực thi FTA với Nhật Bản, Chi-lê và Hàn Quốc; Về hợp tác nhiều bên, khu vực hoặc đa phương, ta đã ký kết và triển khai thực thi FTA với khối Kinh tế Á-Âu và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Trong khuôn khổ ASEAN, ta đã cùng với các thành viên ASEAN ký kết một loạt FTA với các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ốt-xtrây-li-a, Niu-Di-lân và Hồng Công (Trung Quốc). Hiện nay, ta đang tiến hành đàm phán FTA với Khối Khu vực thương mại tự do châu Âu (EFTA – gồm 4 nước là Thụy Sĩ, Na-uy, Ai-xơ-len và Lích-xten-xtai), Israel, và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – giữa ASEAN với cả 6 nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ốt-xtrây-li-a, Niu-Di-lân).
Như vậy, cho đến nay Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại tự do với hầu hết các nước đối tác quan trọng nhất trên thế giới, tạo cơ sở vững chắc cho việc tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại – đầu tư song phương cũng như và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu.
Việc đề ra chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế về kinh tế là một hướng đi đúng đắn, sáng suốt, thiết thực mà Đảng đã lựa chọn, thể hiện một sự thay đổi thức thời trong tư duy và bắt kịp với xu thế của thời đại. Đây là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và vững mạnh. Việc thực hiện chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng với nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế là minh chứng rõ nét nhất cho con đường đúng đắn, sáng suốt mà Đảng đã lựa chọn.