Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Từng bước loại bỏ nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Trước thềm các phiên đàm phán quan trọng về Hiệp ước ô nhiễm nhựa của Liên Hợp quốc sẽ diễn ra tại Paris, Pháp từ ngày 29/5 - 2/6/2023, Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) kêu gọi lệnh cấm toàn cầu đối với các sản phẩm nhựa dùng một lần “có hại và không cần thiết” như thuốc lá điện tử, dao kéo và vi nhựa trong mỹ phẩm.

Các báo cáo (do WWF uỷ quyền và thực hiện bởi viện Eunomia được công bố) đã xác định các nhóm sản phẩm nhựa dùng một lần có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất và đề xuất các biện pháp cần thiết trên toàn cầu nhằm loại bỏ, giảm thiểu, quản lý và tuần hoàn an toàn những sản phẩm này. WWF đang vận động cho các giải pháp này được đưa vào nội dung hiệp ước, dự kiến sẽ được công bố trước vòng đàm phán tiếp theo vào tháng 12/2023.

Nghiên cứu đưa ra các giải pháp để giải quyết những thách thức ô nhiễm nhựa cấp bách nhất theo hiệp ước toàn cầu mới, bằng việc chia các sản phẩm nhựa thành hai nhóm: nhóm có thể giảm hoặc loại bỏ đáng kể trong thời gian ngắn (loại I); và nhóm hiện chưa khả thi để loại bỏ hoặc giảm đáng kể nhưng cần có các biện pháp kiểm soát toàn cầu để thúc đẩy tái chế, quản lý và thải bỏ có trách nhiệm (loại II).

Việc loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn. Nhưng hiệp ước phải đảm bảo công nhận và cân nhắc tới những người có thể bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm, chẳng hạn như nhóm lao động thu gom rác thải phi chính thức.

Với đặc tính rẻ và linh hoạt, với vô số ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, gần một nửa lượng nhựa sản xuất ra được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần hoặc ngắn hạn, có thể mất hàng trăm năm để phân huỷ và hầu hết được tiêu thụ, sử dụng ở các nước có thu nhập trung bình và cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng năm 2015, 60% tổng số nhựa từng được sản xuất đã hết hạn sử dụng và trở thành rác thải. Trong khi chỉ chưa đến 10% sản phẩm nhựa được tái chế trên toàn cầu.

Theo thống kê, lượng rác thải nhựa quá cao gây ra gánh nặng với môi trường, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển và có hệ thống quản lý chất thải rắn chưa hoàn thiện như Việt Nam.

Trung bình mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới.

Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã cam kết hành động mạnh mẽ thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP cũng đã quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Theo đó, từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ không sản xuất và nhập khẩu túi nilon khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm. Sau ngày 31/12/2030, Chính phủ yêu cầu dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Từ năm 2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực. Tại điều 73 quy định: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.


Tác giả: Ngọc Hân

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website