Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phú Quốc: Giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho sự phát triển bền vững

Thành phố Phú Quốc là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng, là ngành kinh tế chủ lực của địa phương và là ngành mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang. Vấn đề bảo vệ môi trường, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho sự phát triển bền vững.

Theo thông tin từ Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam), bình quân mỗi năm tại Phú Quốc có hơn 1.000 tấn rác thải nhựa ngoài môi trường. Trong khi đó, bình quân mỗi ngày trên địa bàn thành phố có khoảng 200 tấn rác thải, trong đó được thu gom được khoảng 180 tấn, còn 20 tấn vương vãi ngoài môi trường. Năm 2003, tỉnh Kiên Giang định hướng mục tiêu xây dựng đảo Phú Quốc phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng trở thành thành phố biển đảo, trở thành khu kinh tế hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm du lịch sinh thái, nghi dưỡng giải trí cao cấp, cấp quốc gia và quốc tế, là trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực.

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về du lịch mạnh mẽ của Phú Quốc đã kéo nhiều vấn đề quan ngại về môi trường, đặc biệt là rác thải nhựa. Với đặc thù lâu phân hủy trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp xốp đựng đồ ăn, cốc,…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, cảnh quan của Phú Quốc. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là cơ sở hạ tầng quản lý rác thải còn hạn chế, cộng với ý thức trong việc bảo vệ môi trường, xử lý rác của một bộ phận người dân, tình trạng xả rác bừa bãi nơi công cộng, vứt rác xuống sông, xuống biển còn phổ biến đang làm xấu đi hình ảnh của Phú Quốc, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển cũng như các loài sinh vật biển.

Để giải quyết các vấn đề về môi trường nêu trên, UBND huyện Phú Quốc đã phê duyệt ban hành Kế hoạch số 545/KH-UBND về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn huyện Phú Quốc (nay là thành phố Phú Quốc) đến năm 2025. Trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025: Cấm hoàn toàn việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các khu du lịch, dịch vụ ven biển, các hộ kinh doanh Chợ đêm; Cấm hoàn toàn việc nhập về đảo các sản phẩm nhựa dùng một lần; Chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển từ các tàu thuyền đánh bắt trong khu vực đảo, yêu cầu các tàu thuyền du lịch mang rác về bờ; Giảm thiểu 50% lượng rác thải nhựa thất thoát ra đại dương; 80% các khu vực thuộc khu bảo tồn biển Phú Quốc không còn rác thải nhựa. 

Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thu gom, xử lý hiệu quả rác thải nhựa phát sinh trên địa bàn (Nguồn: Internet)

Để hoàn thành mục tiêu trên, UBND thành phố Phú Quốc thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện về quản lý rác thải, họp định kỳ mỗi quý với khối doanh nghiệp, đại diện UBND các xã, thị trấn để triển khai các hoạt động, phong trào theo kế hoạch đã ban hành.

Cùng với đó, UBND TP Phú Quốc phối hợp với các đơn vị chuyên môn, đoàn thể và doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động khác nhau nhằm giảm thiểu rác thải nhựa thông qua công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức, thúc đẩy phân loại và tái chế rác thải nhựa, đồng thời tăng cường công tác quản lý, thu gom, xử lý và xóa bỏ các điểm nóng ô nhiễm rác thải nhựa.

Tuyên truyền hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân giảm thiểu các sản phẩm nhựa dùng một lần. Có quy định cụ thể về việc giảm thiểu túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần cho toàn đảo Phú Quốc. Khuyến khích các doanh nghiệp cam kết thực hành cắt giảm rác thải nhựa trong hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho du khách và người dân địa phương sinh sống trên địa bàn thành phố về mối đe dọa của các sản phẩm nhựa dùng một lần đến môi trường sống, kinh tế và sức khỏe con người.


Tác giả: Bảo Ngân

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website