Ô nhiễm nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030
Báo cáo mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết, ô nhiễm nhựa trong các đại dương và các vùng nước khác tiếp tục tăng mạnh và có thể tăng lên gấp đôi vào năm 2030.
Theo đó, báo cáo nhấn mạnh những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, nền kinh tế, đa dạng sinh học và khí hậu. Bên cạnh đó, việc giảm mạnh lượng nhựa không cần thiết là yếu tố quan trọng để giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu nói chung.
Để giúp giảm thiểu chất thải nhựa ở quy mô cần thiết, báo cáo của UNEP đề xuất một quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, loại bỏ trợ cấp và chuyển sang các phương pháp tiếp cận tuần hoàn hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ nhựa.
Với tiêu đề “Từ ô nhiễm đến giải pháp: Đánh giá toàn cầu về rác thải đại dương và ô nhiễm nhựa”, báo cáo cho thấy rằng có mối đe dọa ngày càng tăng trên tất cả các hệ sinh thái.
Năm 2015, phát thải khí nhà kính từ nhựa là 1,7 gigatonnes của khí thải tương đương CO2; Đến năm 2050, lượng khí thải được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 6,5 gigatonnes. Con số đó đại diện cho 15% toàn bộ ngân sách carbon toàn cầu - lượng khí nhà kính có thể được thải ra, trong khi vẫn được nhiệt độ Trái Đất trong các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
Ô nhiễm nhựa ngày càng tăng
Hiện tại, nhựa chiếm 85% tổng khối lượng rác thải trên các đại dương. Đến năm 2040, con số này sẽ tăng gần gấp 3 lần, thêm 23-37 triệu tấn chất thải vào đại dương mỗi năm. Điều này có nghĩa là khoảng 50 kg nhựa trên mỗi mét bờ biển.
Hệ quả, tất cả các sinh vật biển, từ sinh vật phù du và động vật có vỏ; đến các loài chim, rùa và động vật có vú sẽ phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng bị nhiễm độc, rối loạn hành vi, chết đói và ngạt thở.
Cơ thể con người cũng dễ bị tổn thương tương tự. Nhựa được hấp thụ qua hải sản, đồ uống và thậm chí cả muối thông thường. Chúng cũng xâm nhập vào da và được hít vào khi lơ lửng bay trong không khí. Đối với nguồn nước, ô nhiễm nhựa có thể gây ra thay đổi nội tiết tố, rối loạn phát triển, bất thường sinh sản và thậm chí là ung thư.
Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra những hậu quả đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trên toàn cầu, kể đến các tác động từ du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, cùng với chi phí của các dự án làm sạch, ước tính từ 6-19 tỉ USD mỗi năm, trong năm 2018.
Đến năm 2040, con số rủi ro tài chính hàng năm lên đến 100 tỉ USD cho các doanh nghiệp nếu Chính phủ yêu cầu họ trang trải chi phí quản lý chất thải. Điều này cũng có thể dẫn đến sự gia tăng việc xử lý rác thải trong nước và quốc tế bất hợp pháp.
Chỉ tái chế thì không đủ
Đưa ra các giải pháp, các tác giả của báo cáo đã lên tiếng cảnh báo về các lựa chọn thay thế gây hại, chẳng hạn như nhựa sinh học hoặc nhựa phân hủy sinh học, hiện đang gây ra mối đe dọa tương tự như nhựa thông thường.
Báo cáo xem xét những thất bại nghiêm trọng của thị trường, chẳng hạn như giá nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa thạch thấp (bất kỳ vật liệu sinh học tái tạo nào có thể được sử dụng trực tiếp làm nhiên liệu) so với vật liệu tái chế, những nỗ lực rời rạc trong quản lý chất thải nhựa và thiếu sự đồng thuận về các giải pháp toàn cầu.
Thay vào đó, báo cáo kêu gọi giảm thiểu ngay tức khắc sản xuất và tiêu thụ nhựa, đồng thời khuyến khích chuyển đổi trong toàn bộ chuỗi giá trị.
Thêm vào đó, báo cáo cũng yêu cầu đầu tư vào các hệ thống giám sát mạnh mẽ và hiệu quả hơn để xác định nguồn gốc, quy mô và số phận của nhựa. Cuối cùng, cần có sự chuyển đổi sang các phương pháp tiếp cận tuần hoàn và nhiều lựa chọn thay thế hơn là cần thiết.
Theo Giám đốc điều hành của UNEP Inger Andersen, bản báo cáo này cung cấp bằng chứng khoa học mạnh mẽ nhất cho đến nay về tính cấp thiết phải hành động để bảo vệ, phục hồi các đại dương trên toàn cầu.
Inger Andersen cũng cho rằng mối quan tâm lớn hiện nay là những gì xảy ra với các sản phẩm phân hủy, chẳng hạn như vi nhựa và các chất phụ gia hóa học. Những thành phần này được biết đến là độc hại và nguy hiểm đối với sức khỏe, hệ sinh thái của con người và động vật hoang dã.