6 nhiệm vụ để ngành Công Thương thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Mới đây, Chính phủ ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”, hướng tới mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững…
Theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg, Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh để chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược; chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện.
Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa cacbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Để đạt được các mục tiêu và định hướng phát triển mà Chiến lược đề ra, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, Chính phủ đã phân công các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Trong đó, Nạp Tiền 188bet được giao 6 nhiệm vụ:
Một là, xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, tăng tỷ trọng năng tượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng hóa thạch, quản lý chặt chẽ việc phê duyệt và triển khai các dự án nhiệt điện than đảm bảo phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia được cấp thẩm quyền phê duyệt; tăng cường các giải pháp công nghệ đảm bảo phát triển hài hòa năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro gắn với điện gió ngoài khơi.
Hai là, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực năng lượng; nghiên cứu, đề xuất áp dụng các công cụ tài chính, cơ chế khuyến khích, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính đối với các dự án đầu tư vào sử dụng hiệu quả năng lượng.
Ba là, hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc phát triển đồng bộ thị trường năng lượng cạnh tranh, đẩy mạnh cơ chế khai thác hạ tầng năng lượng dùng chung. Thúc đẩy thị trường cho thiết bị hiệu suất cao và các công ty dịch vụ năng lượng.
Bốn là, xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất, kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; rà soát, xây dựng và ban hành định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp. Triển khai giải pháp quản lý và công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, chú trọng chế biến sâu, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Năm là, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp.
Sáu là, chủ trì tổ chức, triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
(Ảnh minh họa)
Các Bộ, ngành xây dựng giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược
“Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” nêu rõ, các Bộ, ngành theo nhiệm vụ được phân công xây dựng giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
a) Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách
- Hoàn thiện khung cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng phối hợp liên vùng, liên ngành và tích hợp các mục tiêu, giải pháp tăng trưởng xanh để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tối ưu hóa nguồn lực, đặc biệt trong xây dựng hạ tầng đa mục tiêu.
- Tích hợp các mục tiêu, giải pháp, nội dung, các tiêu chí đầu tư cho tăng trưởng xanh vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ theo hướng giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành xanh, từng bước cắt giảm và chuyển đổi khỏi các hoạt động đầu tư cản trở nỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, chú trọng các vùng dễ bị tổn thương.
- Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế xanh đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, cập nhật thường xuyên cho các chương trình, dự án, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và ngành nghề.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược và mức độ xanh hóa của nền kinh tế.
b) Truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức
- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh.
- Phổ biến các thực hành tốt và hành động thiết thực về lối sống, tiêu dùng xanh, hài hòa vốn thiên nhiên, gắn kết với các giá trị truyền thống.
- Chú trọng giáo dục về kỹ năng mềm, tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để hình thành phong cách, ý thức sống xanh, văn minh, cống hiến và sáng tạo.
- Nâng cao năng lực nhận diện nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh đối với hàng hóa, sản phẩm; tăng cường phổ biến thông tin sản phẩm, dịch vụ phát thải thấp, thân thiện môi trường.
c) Phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh
- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh, tạo việc làm xanh.
- Chú trọng tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác hoạch định chính sách.
- Nâng cao năng lực, kiến thức về tăng trưởng xanh cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tích hợp các nội dung tăng trưởng xanh vào chương trình, hoạt động giáo dục các cấp học; mở mã ngành đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành nghề xanh; mở rộng triển khai xây dựng mô hình trường học an toàn, xanh, sạch, thông minh.
- Thúc đẩy công tác nghiên cứu, khảo sát, thống kê số liệu, định kỳ dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh; phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường việc làm xanh.
- Ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất trường học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh để phục vụ cho công tác đào tạo, giảng dạy.
d) Huy động nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh
- Hoàn thiện chính sách, công cụ về huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh, tập trung vào các chính sách hỗ trợ, ưu đãi tài chính, phát triển thị trường vốn, thị trường tín dụng, bảo hiểm xanh, thị trường các-bon hướng tới phát triển đồng bộ hệ thống thương mại khí thải theo cơ chế thị trường.
- Ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, chú trọng nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công và chi thường xuyên cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh. Phát huy vai trò định hướng thị trường, dẫn dắt sản xuất và tiêu dùng xanh của các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.
- Tăng cường huy động nguồn tài chính từ các định chế tài chính, các quỹ và các nhà đầu tư tư nhân quốc tế, ưu tiên sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cho tăng trưởng xanh.
- Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các dự án xanh và các dự án áp dụng công nghệ, giải pháp chuyển đổi xanh.
- Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính xanh cho các nhóm đối tượng phụ nữ, đối tượng yếu thế trong xã hội.
đ) Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo
- Khuyến khích nghiên cứu, phát triển mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ tăng trưởng xanh.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số một cách toàn diện trong các ngành, lĩnh vực hướng tới mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số.
e) Hội nhập và hợp tác quốc tế
- Tăng cường và nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để đưa Việt Nam trở thành một trong những hình mẫu về tăng trưởng xanh, thực hiện tốt các cam kết quốc tế về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu.
- Chủ động hợp tác về nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu tiếp cận khoa học và công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế xanh.
- Tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện tăng trưởng xanh; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện tăng trưởng xanh.
g) Bình đẳng trong chuyển đổi xanh
Đảm bảo các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là các chủ thể bị ảnh hưởng khi cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, các nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người khuyết tật) được tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ xã hội cơ bản, phù hợp với các lĩnh vực, việc làm mới trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
h) Huy động sự tham gia các bên liên quan
- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện Chiến lược.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính nhủ và sự phối hợp giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong triển khai thực hiện Chiến lược.
- Khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội trong việc triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược và mức độ xanh hóa của nền kinh tế.
Chi tiết Quyết định số 1658/QĐ-TTg, xem tại đây.