Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội đứng đầu ô nhiễm không khí tại Đông Nam Á, do đâu

“Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là ở thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm không chỉ nhất Đông Nam Á mà còn cả châu Á”.

 

Đó là nhận xét của Ông Jacques Moussafir, chuyên gia người Pháp cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng.

 

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng báo động này?

 

Do hoạt động xây dựng

Theo tiến sĩ Tô Thị Hiền, giảng viên Khoa môi trường (đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.

 

Thực tế, ở nước ta hiện nay, các dự án xây dựng ngày càng phổ biến, nhất là ở đô thị. Hà Nội cũng không phải ngoại lệ, thậm chí còn diễn ra với tần suất dày đặc và liên tục. Các hoạt động đào lấp, đập dỡ công trình cũ, nguyên vật liệu bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, đã thải một lượng bụi lớn vào môi trường. Nguyên nhân chính là do trang thiết bị chưa được tốt, hệ thống xử lý ô nhiễm chưa được đầu tư đúng cách. Chính sơ xuất này, đã góp phần làm ô nhiễm không khí tại Hà Nội tăng cao đến mức báo động, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của không ít người dân.

 

Trao đổi về vấn đề này, bác Nguyễn Văn Minh (sống tại Cầu Giấy) chia sẻ: “Gia đình tôi sống gần một công trường. Ngày nào cũng diễn ra các hoạt động đào, lấp, xe tải đi qua đi lại để vận chuyển vật liệu xây dựng, có lần còn làm rơi vãi gạch vữa, xi măng. Vừa ồn, vừa bụi, nên gia đình tôi phải đóng cửa suốt ngày. Thậm chí tình trạng xử lý vệ sinh cũng không được tốt, còn làm tắc nghẽn cầu cống, hố ga nữa.”

Xử lý vệ sinh không tốt, vừa gây ô nhiễm không khí, đồng thời làm tắc nghẽn cầu cống, hố ga

 

Do phương tiện tham gia giao thông

Trên thế giới, Việt Nam đứng thứ tư trong danh sách các nước sử dụng xe máy. Theo thống kê, toàn quốc có 37 triệu xe máy và 2 triệu ô tô, chưa kể đến số xe không đăng ký nhưng vẫn lưu hành, tham gia các hoạt động giao thông. Đây không chỉ là những con số vô nghĩa trên giấy tờ, mà là một bằng chứng thép, tố cáo lượng khí thải từ các phương tiện ở Việt Nam đã đạt mức báo động đỏ.

 

Ông Jacques Moussafir cảnh báo: “Với mức độ ô nhiễm hiện nay và tốc độ tăng số lượng phương tiện giao thông cá ở mức khoảng 15%/năm đối với xe máy và 10%/ năm đối với ôtô, nồng độ bụi ở Hà Nội sẽ có khả năng tăng lên hơn 200mg/m3, gấp 10 lần khuyến cáo của WHO”.

 

Tắc đường, nguyên nhân chính làm ô nhiễm không khí

 

Lượng khí thải từ giao thông vận tải là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam. Đặc biệt là ở Hà Nội, với khoảng 40 điểm thường xuyên bị ùn tắc. Đến giờ cao điểm, các phương tiện lại đổ dồn xuống lòng đường, không chỉ gây ách tắc giao thông, đồng thời còn “ách tắc” nguồn không khí. Khi tắc nghẽn giao thông, mức độ ô nhiễm từ xăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so với bình thường.

 

Chị Hoàng Ngọc Anh (sống tại Nguyễn Chí Thanh), bày tỏ: “Tôi làm việc ở đoạn Lê Đức Thọ. Ngày nào cũng vậy, đến giờ cao điểm lại tắc đường, xe cộ chen chúc cả lên hè phố. Tắc đến mức không còn thở nữa, toàn xe là xe với mùi xăng, mùi bụi. Tôi và đồng nghiệp thường phải chịu cảnh này mới đến được chỗ làm. Thậm chí có người đã bị bệnh về đường hô hấp. Nếu tình trạng này cứ diễn ra, không biết khi nào sẽ đến lượt mình nữa.”

 

Từ các nhà máy công nghiệp

Nếu nói, ô nhiễm không khí từ tắc nghẽn giao thông là nguyên nhân chính, thì các chất học mà các nhà máy công nghiệp lại là nguồn độc hại nhất. Các hoạt động công nghiệp từ các khu công nghiệp cũ, các xí nghiệp, các lò nung gạch ngói, luyện thép, đúc đồng đã thải ra môi trường: bụi, SO2, NO2, CO, HF... Các hóa chất này chính là nguyên nhân gây đầu độc nguồn không khí. Thậm chí còn gây đau đầu chóng mặt, ngất xỉu, tổn hại đến tim mạch, kích thích mạnh đối với mắt, da và các màng cơ, niêm mạc, đường khí quản.

 

Đặc biệt với trẻ em, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới ô nhiễm không khí. Những năm gần đây, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Điển hình là hen suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư và các dị tật bẩm sinh…

 

Bác Vũ Minh Trang (sống tại Mễ Trì) trao đổi: “Gia đình tôi ngày trước sống tại một nhà máy công nghiệp. Nhưng sau rồi nghĩ đến sức khỏe con cháu sau này, bèn quyết định chuyển đi. Quy trình xử lý chất thải quá kém. Nguồn nước thì ô nhiễm, con kênh gần đó bị nhuộm đen bởi hóa chất. Chưa kể còn các chất hóa học thải vào không khí nữa. Ngày nào cũng hít rồi thở, đưa vào cơ thể những thứ độc hại như vậy, chắc chắn sớm hay muộn cũng sinh bệnh thôi.”

 

Do hoạt động đun nấu sinh hoạt của người dân

Dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng hoạt động đun nấu của người dân cũng góp phần gây ô nhiễm không khí. Ở các vùng nông thôn, phần lớn người dân vẫn dùng canh khô, rơm cỏ,... để nhóm lò, nấu nướng sinh hoạt. Hành động này đã thải vào môi trường một lượng khí thải đáng kể.

 

Tuy nhiên, độc hại nhất vẫn là sử dụng than tổ ong. Loại than này ngày càng được người dân ưa dụng. Không chỉ ở nông thôn, mà còn ở đô thị. Bình quân mỗi gia đình tiêu thụ khoảng 2kg than/ngày, gây ra ô nhiễm không khí cục bộ nặng nề, nhất là lúc nhóm bếp và ủ than. Thậm chí còn còn gây ô nhiễm nguồn không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

 

Bà Lê Thị Mễ (sống tại Mai Dịch) cho biết: “Do giá điện tăng, nên tôi nghe theo mấy bà bạn sử dụng than tổ ong cho rẻ. Như vậy đun nấu sẽ tiết kiệm hơn. Nhưng bớt được chút tiền điện, lại tăng thêm tiền thuốc. Sử dụng than tổ ong được một năm, tôi mắc bệnh hen, đi khám bác sĩ bảo là do hít phải một lượng khí độc vượt mức cho phép. Khi đó tôi mới vỡ lẽ, hiểu mình đã dại như thế nào.”

 

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư. Ngày 17/10/2013, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người. Không chỉ vậy, đây cũng là tác nhân chính dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu, suy giảm tầng ozon, mất cân bằng sinh thái... Đứng trước thực trạng đáng báo động trên, đòi hỏi một sự vào cuộc gắt gao của các cơ quan chức năng. Đồng thời, mỗi người dân nên có những biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình. 


Tin nổi bật

Liên kết website