Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R)

Diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R) lần thứ VII vừa được tổ chức tại Adelaide, Nam Úc.

 

Diễn đàn lần này có chủ đề “Thúc đẩy 3R và sử dụng hiệu quả tài nguyên hướng tới thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững”. Các cơ quan tổ chức Diễn đàn gồm Chính phủ Úc, Chính quyền tiểu bang Nam Úc, Trung tâm Phát triển vùng Liên hợp quốc (UNCRD), Bộ Môi trường Nhật Bản (MOEJ), Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung (CSIRO). Tham dự Diễn đàn có khoảng 500 đại biểu của 41 nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trong đó có khoảng 18 Bộ, Thứ trưởng) và nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp… hoạt động trong lĩnh vực 3R, quản lý chất thải.

 

Mục tiêu chung của Diễn đàn là nhằm thảo luận, trao đổi về các giải pháp thúc đẩy 3R và hiệu quả tài nguyên để thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững (PTBV), cụ thể về: 3R và xây dựng các đô thị thông minh, chống chịu với biến đổi khí hậu; 3R và quản lý chất thải khu vực nông thôn; công nghệ về 3R, quản lý chất thải; 3R và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME); thiết lập các mạng lưới giữa các thành phố về 3R và; tăng cường sự đóng góp của hóa học xanh (green chemistry) để giảm thiểu chất thải nguy hại.

 

Phần dẫn đề của Diễn đàn đã đề cập đến vai trò của 3R trong thúc đẩy thực hiện nền kinh tế tuần hoàn (circular economy – CE). Kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế công nghiệp thúc đẩy hiệu quả tài nguyên, nâng cao năng suất với hai thành tố tuần hoàn vật chất gồm: (i) các chất thải hữu cơ được tái sử dụng, tái chế để trở về tự nhiên hoặc thu hồi năng lượng; (ii) các chất thải vô cơ được tái sử dụng, sửa chửa, tái chế… thu hồi vật liệu hoặc năng lượng. Nền kinh tế tuyến tính (linear economy) hiện nay đang rất lãng phí tài nguyên với phương thức xử lý cuối đường ống (end-of-pipe). Ví dụ, lượng vật chất đầu vào của một số loại sản phẩm mới ước tính khoảng 3,2 nghìn tỷ USD hàng năm trên toàn cầu, trong đó khoảng 2,4 nghìn tỷ USD, tương đương 80% đang bị mất mát ở các bãi chôn lấp rác thải. Nền kinh tế tuần hoàn sẽ giúp tránh được những mất mát về vật chất này thông qua các giải pháp hiệu quả tài nguyên, công nghiệp sinh thái, cộng sinh công nghiệp và không-chất thải (zero waste)… như đang thực hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu và nhiều nước khác.

 

3R có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDGs)

 

Các giải pháp 3R có vai trò lớn trong việc thực thi các SDGs, cụ thể là các mục tiêu liên quan đến hiệu quả tài nguyên (SDG 8) và sản xuất và tiêu dùng bền vững (SDG 12). 3R thúc đẩy hiệu quả tài nguyên, nâng cao năng suất qua đó đóng góp để đạt được các mục tiêu SDGs từ các góc độ giảm chất thải, giảm phát thải cac-bon, tạo ra việc làm… Nghiên cứu của CSIRO cho thấy hoàn toàn có thể đạt được việc “tách rời” sự tiêu tốn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và tăng trưởng kinh tế, trong đó 3R có vai trò rất quan trọng. Thời gian qua, Trung Quốc đã ban hành và thực hiện luật về thúc đẩy thực hiện nền kinh tế tuần hoàn. Chính phủ đã đầu tư, ban hành các chính sách khuyến khích, thực hiện các mô hình khu công nghiệp sinh thái, các mô hình kinh tế tuần hoàn và nhân rộng trên toàn quốc.

 

Hiện nay, các đô thị ở Châu Á – Thai Bình Dương đang chịu các tác động ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và thiên tai. Xu hướng chung là chất thải do thiên tai (D-waste) gây ra ở các thành phố sẽ ngày càng gia tăng, là vấn đề cần được quan tâm. 3R và hiệu quả tài nguyên sẽ góp phần giải quyết chất thải đô thị, góp phần tăng tính chống chịu, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra việc làm. Diễn đàn khuyến nghị các quốc gia cần nhìn nhận đến mối tương quan mật thiết giữa quản lý chất thải và tính chống chịu với biến đổi khí hậu của các thành phố và cộng đồng. Cần thay đổi chính sách và thể chế nhằm lồng ghép 3R và hiệu quả tài nguyên vào các chiến lược và giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

 

Năm 2016, các Bộ trưởng Môi trường của nước G7 đã thông qua Khung Toyama về tuần hoàn vật chất (Toyama Framework), thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên. Nhật Bản hiện đang xây dựng chính sách về quản lý chất thải do thiên tai gây ra (D-waste). Ở Singapore, Chính phủ đang thực hiện chiến lược giảm thiểu hướng tới không-chất thải (zero-waste), tái chế, thu hồi năng lượng, giảm chất thải phải chôn lấp…, góp phần đạt được thành phố chống chịu với biến đổi khí hậu.

 

Thúc đẩy 3R trong quản lý chất thải khu vực nông thôn để phát triển đồng đều giữa các vùng

 

Chất thải sinh khối (biomass) phát sinh hiện nay vào khoảng 13 tỷ tấn/năm trên toàn cầu, thường ở nông thôn và có liên quan mật thiết đến các mục tiêu 2, 7, 12, 13, 15 của SDGs. Chất thải nông thôn thường không được thu gom tốt như ở đô thị; chủ yếu được chôn lấp ở các bãi mở; gây tác động đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường. Thực hiện các chương trình, giải pháp 3Rs sẽ cung cấp những cơ hội kinh tế tuần hoàn cho khu vực nông thôn của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các quốc gia cần tăng cường chính sách, chương trình và thể chế thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại khu vực nông thôn; tận dụng hiệu quả các loại chất thải sinh khối; qua đó thúc đẩy phát triển đồng đều giữa đô thị và nông thôn.

 

Ở Ấn Độ, tổng lượng chất thải sinh khối vào khoảng 915 triệu tấn/năm và nước này đang đẩy mạnh tận dụng để sản xuất năng lượng; phấn đấu đạt 40% năng lượng tiêu thụ từ các nguồn không hóa thạch vào năm 2030. Nhiều nước châu Á cũng đẩy mạnh tận dụng thành phần hữu cơ cao trong chất thải nông thôn để sản xuất phân compost bằng các công nghệ tập trung và phi tập trung, qua đó tiết kiệm tài nguyên, tăng thu nhập, tạo việc làm và có thể giảm đến 30% lượng chất thải phải chôn lấp.

 

Công nghệ 3R góp phần tạo ra những cơ hội kinh doanh bền vững, đạt được thành công kinh tế. Các chính sách và chương trình của Chính phủ sẽ giúp cung cấp khung quy định và điều kiện thuận lợi giúp đảm bảo hoàn vốn đầu tư cho công nghệ 3R từ khu vực tư nhân. Các dự án hợp tác quốc tế, hợp tác công tư (PPPs) và các chương trình nghiên cứu với hỗ trợ quốc tế là rất cần thiết cho việc thúc đẩy R&D về 3R. Các quốc gia cần nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác giữa ba khu vực (chính phủ-tư nhân-các tổ chức nghiên cứu khoa học) trong việc nghiên cứu và phát triển 3R và chuyển giao công nghệ. Các nước cần có chính sách khuyến khích ngân hàng tư nhân, những quỹ đầu tư trong nước và quốc tế trong phát triển công nghệ 3R.

 

Ở Nhật Bản, công ty Kaiho Sangyo đã thiết lập tiêu chuẩn tái sử dụng (JRS) dành cho động cơ ô tô và thiết lập các thị trường/đấu giá các loại động cơ đã qua sử dụng. Công ty Dowa, là công ty khai khoáng gây ô nhiễm, sau đó chuyển sang tái chế chất thải điện tử từ 1970 và đã thu được kết quả tốt.

 

Thực hiện xanh hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ để hướng tới sử dụng hiệu quả tài nguyên

 

“Xanh” hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ thúc đẩy thực hiện 3R và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Chính phủ các nước cần hỗ trợ SMEs trong phối hợp nguồn lực hiệu quả trong chuỗi cung ứng qua các chính sách, thể chế, giải pháp tài chính phù hợp và cơ chế hợp tác. Chính phủ cần hỗ trợ những biện pháp dựa vào thông tin (ví dụ như nhãn sinh thái) trong việc nâng cao ý thức của người tiêu dùng và SMEs trong nhu cầu và lợi ích của việc “xanh” hóa chuỗi cung ứng. Cần thúc đẩy các mô hình hợp tác giữa các doanh nghiệp, giữa chính phủ với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn cần thiết lập các tiêu chuẩn “xanh” đối với các SMEs phải đáp ứng khi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

 

Ấn Độ hiện có 46 triệu doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME), đóng góp 38% GDP, hiện đang tích cực thực hiện chương trình “không tác động, không sản phẩm lỗi” (zero defect, zero effect). Ở Hàn Quốc, Chính phủ hỗ trợ các SME về công nghệ và thương mại hóa công nghệ, thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm xanh từ các SME, dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường. Nhật Bản đã ban hành các luật tái chế, thúc đẩy KCN sinh thái, dán nhãn xanh, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm xanh.

 

Hợp tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp và giữa các ngành có vai trò rất quan trọng trong việc “xanh” hóa các hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng. Đồn thời, sự hợp tác giữa các thành phố có thể tăng thêm cơ hội phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Mạng lưới hợp tác giữa các thành phố rất cần thiết trong việc tăng cường nguồn lực cho thu hồi, tái chế chất thải và cộng sinh công nghiệp. Các nước trong khu vực cần đẩy mạnh hợp tác giữa các thành phố, giữa các quôc gia để có thể mang lại những giải pháp ý nghĩa cho quản lý chất thải và 3R.

 

Thúc đẩy thực hiện hóa học xanh để giảm thiểu các chất thải nguy hại

 

Hóa học xanh (green chemistry) được định nghĩa “là ngành hóa học và kỹ thuật khuyến khích việc thiết kế các sản phẩm và quá trình giảm thiểu việc sử dụng và tạo ra các chất độc hại”. Hóa học xanh tìm cách giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn của nó, qua đó có thể mang lại nhiều lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường. Chính phủ các nước cần chú trọng đẩy mạnh áp dụng công nghệ hóa học xanh trong các chính sách và chương trình phát triển để tạo cơ hội kinh doanh bền vững thông qua việc giảm bớt các chất hóa học và chất thải nguy hại. Nghiên cứu, hợp tác quốc tế, hỗ trợ tài chính, kiến thức và chuyển giao công nghệ là rất cần thiết trong việc thúc đẩy công nghệ hóa học xanh. Diễn đàn 3R cần tiếp tục chỉ ra những công nghệ mới như công nghệ hóa học xanh, công nghệ nano… trong việc thúc đẩy 3R và hiệu quả tài nguyên trong khu vực.

 

Mai Huế

 

 

Cuộc thi "Bảo vệ môi trường ngành Công Thương" do Cổng thông tin Điện tử Nạp Tiền 188bet tổ chức bắt đầu từ ngày 15/10/2016 đến hết ngày 15/01/2017.

Đây là cuộc thi dành cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam giúp phản ánh thực trạng môi trường, như ô nhiễm không khí, nước... Qua đó đề xuất các sáng kiến bảo vệ hoặc nâng cao chất lượng môi trường sống tại các nhà máy điện, than, xi măng, dầu khí, hóa chất, thép… Đồng thời, hiến kế các giải pháp bảo vệ môi trường tại các dự án, nhà máy, khu công nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Nạp Tiền 188bet .

Bấm vào đây để gửi bài dự thi

 

 

 


Tin nổi bật

Liên kết website