Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều thách thức cho hàng Việt tại thị trường nội địa

Sau hơn 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại TPHCM, hàng Việt đã có những bước tiến đáng kể tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ nhiều thách thức đòi hỏi phải có các giải pháp căn cơ bài bản để hàng Việt đứng vững trên thị trường.

Kết quả tích cực

Nhìn lại những kết quả đã đạt được sau 10 năm thực hiện Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (gọi tắt là Cuộc vận động), ông Trần Tấn Ngời, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam TPHCM cho biết, Cuộc vận động gắn với Chương trình Bình ổn thị trường của thành phố đã hỗ trợ và tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam trong mua sắm công, trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN và trong tiêu dùng cá nhân. Cho đến nay, thành phố đã hình thành được gần 240 chợ, 211 siêu thị, 48 trung tâm thương mại và 2.360 cửa hàng bán lẻ hiện đại bao phủ rộng khắp trên địa bàn của 24 quận/huyện. Các khảo sát cũng cho thấy có 72% DN trong nước có sản phẩm tại hệ thống các siêu thị của thành phố.

TPHCM cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập được Ban Quản lý An toàn Thực phẩm (ATTP) với chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng không đảm bảo ATTP trên địa bàn, cũng như khắc phục các bất cập, tồn tại, rào cản trong hoạt động phối hợp liên ngành,... Việc thành lập một cơ quan chuyên biệt về quản lý vệ sinh ATTP đã giúp chất lượng của hàng hóa trong nước được nâng cao rõ rệt, hạn chế tối đa các chủng loại hàng gian, hàng giả, hàng không đảm bảo ATTP.

Cũng theo ông Trần Tấn Ngời, từ năm 2010 đến nay, thành phố đã kiềm chế được lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và định hướng được tiêu dùng hàng Việt. Ban chỉ đạo Cuộc vận động phối hợp hiệu quả với chính quyền, mặt trận, các ban ngành đoàn thể để tổ chức đa dạng, phong phú các chương trình về tiêu dùng hàng Việt. Thành phố cũng thành lập được tổ công tác để thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu tạo nguồn hàng đến khâu đưa sản phẩm vào lưu thông trên thị trường.

Nhờ tổ chức tốt Cuộc vận động, nhiều thương hiệu hàng Việt chất lượng cao đã xây dựng được vị thế phát triển trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài, điển hình như Vissan, Satra, Saigon Co.op, Sài Gòn – Tribeco, Tân Quang Minh – Bidrico, Ba Huân, nước giải khát Chương Dương,… Riêng hệ thống bán lẻ Co.opMart của Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM đã không ngừng mở rộng hệ thống ra 64 tỉnh thành, với 105 siêu thị, 4 đại siêu thị Co.op Xtra, 350 cửa hàng thực phẩm Co.opFood, 67 cửa hàng Co.op Smile, 24 cửa hàng tiện lợi Cheers,…

Ở cấp độ quốc gia, TPHCM triển khai trương trình hợp tác thương mại giữa thành phố với các tỉnh thành, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước xây dựng chuỗi cung ứng hàng Việt, đầu tư nhà máy, mở rộng chuồng trại, ứng vốn cho nông dân... Đến nay, riêng chương trình này đã đồng hành, hỗ trợ các địa phương 42 nhà máy, cơ sở sản xuất, 72 trang trại, cụm trang trại, với tổng vốn đầu tư hơn 30.112 tỷ đồng. Trong đó, liên kết cung cấp vốn cho nông dân chăn nuôi, trang trại rau sạch bình quân 3.000 tỷ đồng mỗi năm”, ông Trần Tấn Ngời cho biết.

Nhiều thách thức

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên ông Trấn Tấn Ngời cũng thừa nhận, công tác quản lý thị trường, quản lý giá cả tuy có nỗ lực, cố gắng nhưng chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn. Một lượng không nhỏ hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm vẫn lưu thông bất hợp pháp trên thị trường làm giảm uy tín hàng Việt Nam, gây khó khăn, trở ngại cho việc đầu tư và sản xuất - kinh doanh của các DN trong nước.

Một bộ phận người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập cao, giới yêu thích thời trang, hàng hiệu vẫn còn tâm lý sính dùng hàng ngoại, chưa nhận diện đầy đủ về chất lượng của các mặt hàng sản xuất trong nước.

Nhận định về những hạn chế của Cuộc vận động trong thời gian qua, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho biết, Cuộc vận động huy động toàn hệ thống chính trị tham gia, thực hiện gắn kết với nhiều đề án chương trình khác nhưng thiếu sự ưu tiên, chưa xác định rõ giải pháp trọng tâm nên có thể dẫn đến trùng lắp, tạo sự nhàm chán và gây lãng phí nguồn lực. Hơn nữa, chương trình được nhiều địa phương tổ chức thực hiện kéo dài nhiều năm, hình thức không thay đổi gây bão hòa, sức hấp dẫn giảm dần nên rất cần có sự nghiên cứu, bổ sung, làm mới.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, hàng Việt đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Áp lực cạnh tranh ngày càng cao do sự thâm nhập, cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hóa NK từ các nước tham gia các FTA, tâm lý sính hàng ngoại còn tồn tại ở một số bộ phận người tiêu dùng nhất là người có thu nhập cao. Hoạt động mở rộng và thâu tóm hệ thống phân phối hiện đại của DN nước ngoài khiến hàng Việt mất dần chỗ đứng, thị phần bán lẻ của DN trong nước ngày càng thu hẹp. Một số DN, nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận, vì lợi ích trước mắt lợi dụng Cuộc vận động và sự quan tâm ủng hộ của người tiêu dùng để làm ăn gia dối sản xuất hàng hóa kém chất lượng, đưa ra tiêu thụ gây mất lòng tin của người tiêu dùng. Đối với sản phẩm nông sản thực phẩm đang đối mặt với các thách thức lớn như chưa kiểm soát được dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh, kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo quản... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

“Từ thực tế trên cho thấy, việc nâng cao nhận thức và hành vi của người tiêu dùng trong ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa trong nước cần có quá trình vận động lâu dài, kiên trì. Kết quả triển khai Cuộc vận động nếu không quan tâm đến việc nâng cao chất lượng hàng hóa mà chỉ thực hiện kêu gọi vận động đơn thuần và không có cách làm mới, không có các giải pháp căn cơ, bài bản, đảm bảo sự cải thiện mạnh mẽ trong chất lượng và đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước để đáp ứng đầy đủ, kịp thời thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng ngày càng được nâng cao của người Việt Nam thì sẽ khó đảm bảo được thành công”, ông Hòa nói.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website