Quảng Ngãi tích cực triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xây dựng điểm bán hàng Việt ở miền núi
Đối với hoạt động xây dựng điểm bán hàng Việt cố định, Quảng Ngãi đã chủ trì xây dựng 5 điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại 5 huyện: Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ, Bình Sơn, Sơn Tịnh. Hiện tại đang chuẩn bị ra mắt điểm bán hàng Việt thứ 6 tại huyện Đức Phổ. Trong đó có 3 điểm kinh doanh hàng Việt cố định tại các huyện miền núi (Trà Bồng, Sơn Hà, Ba Tơ) đã góp phần ổn định thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. Qua đó, khuyến thích việc sản xuất và tiêu dùng trong nước phát triển, đồng thời thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Kết quả sau khi triển khai thực hiện Điểm bán hàng Việt cho thấy, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm trong nước tăng đáng kể; tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, hằng năm, Quảng Ngãi còn tổ chức khoảng 4 - 6 phiên chợ hàng Việt kết hợp triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” về các huyện miền núi và hải đảo. Thông thường mỗi phiên chợ có hơn 35 gian hàng; số lượt khách tham quan phiên chợ từ 4.000 - 5.000 lượt khách/phiên chợ. Thông qua các phiên chợ, tỉnh cũng đã huy động các nhà tài trợ hỗ trợ nhiều suất quà cho học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn.
Ngoài ra, ngành công thương tỉnh cũng giới thiệu cho Nạp Tiền 188bet 32 mặt hàng thực phẩm đặc sản, đặc trưng của địa phương đã có chứng nhận an toàn, có chỉ dẫn xuất xứ hàng hóa để thúc đẩy tiêu thụ vào hệ thống phân phối của các tỉnh, thành phố; hệ thống phân phối của các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại. Trong đó có 13 sản phẩm miền núi đã có chứng nhận an toàn, có chỉ dẫn xuất xứ hàng hóa; 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn ở miền núi được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh (bộ sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vỏ cây quế, tinh dầu quế, nhang quế; sản phẩm dệt thổ cẩm Làng Teng; rượu sâm cau Việt).
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu
Nhằm tăng cường kết nối cung - cầu hàng Việt, thời gian qua, Quảng Ngãi rất chú trọng việc giới thiệu, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tham gia các hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ triển lãm thương mại do Nạp Tiền 188bet , các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức. Trong 2 năm (2017 - 2018), tỉnh đã tổ chức thành công 2 hội nghị quốc tế về kết nối tiêu thụ dưa hấu và một số mặt hàng nông sản giữa tỉnh Quảng Ngãi với các doanh nghiệp Trung Quốc. Mục đích nhằm trao đổi thông tin sản phẩm hàng hóa, gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, mở rộng cơ hội hợp tác giao thương, thúc đẩy thương mại dịch vụ đối với mặt hàng dưa hấu và một số nông sản thế mạnh của tỉnh đối với thị trường Trung Quốc. Qua hội nghị đã có 15 hợp đồng nguyên tắc được ký kết với 25 cơ sở, doanh nghiệp tham gia. Nhiều thương hiệu, sản phẩm của tỉnh Quảng Ngãi đã tham gia vào hệ thống các chuỗi phân phối như: Siêu thị Big C, Siêu thị Coop.Mart, Siêu thị Tứ Sơn (An Giang)… Đặc biệt, năm nay, tỉnh đã tổ chức Hội chợ, Triển lãm sản phẩm Núi Ấn Sông Trà năm 2019” với quy mô 400 gian hàng.
Một trong những điểm nổi bật của Quảng Ngãi là hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số. Đó là: Hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề sản xuất nhang quế; xây dựng mô hình kỹ thuật sản xuất tinh dầu quế… Các dự án này sau khi được triển khai đã tạo công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.