Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Liên kết, hành động vì hàng Việt”

Chia sẻ những mô hình tốt, kiến nghị chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng, góp phần thực hiện thắng lợi Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ) là nội dung chính Hội thảo khoa học “Liên kết, hành động vì hàng Việt”, do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức ngày 14/11, tại Hà Nội.

Khẳng định vai trò

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chia sẻ, cách đây 10 năm, Bộ Chính trị phát động CVĐ. Vừa qua, được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Ban bí thư, Ban chỉ đạo Cuộc vận động đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện CVĐ và tiếp tục triển khai thực hiện trong thời gian tới với những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn, mạnh mẽ, sáng tạo và thiết thực hơn nữa, tiến tới mục tiêu hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, thâm nhập sâu thị trường quốc tế.

lien ket dong hanh vi hang viet

“Với tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, mỗi doanh nghiệp, doanh nhân, nhà sản xuất kinh doanh đã phát huy bản lĩnh trí tuệ Việt Nam, đi đầu trong thực hiện CVĐ và đã có những đóng góp quan trọng, nâng tầm và dần khẳng định vị thế các sản phẩm hàng Việt Nam. Nhiều thương hiệu Việt Nam không chỉ chinh phục thành công thị trường nội địa mà còn vươn xa, khẳng định vị trí vững chắc ở thị trường nước ngoài, trở thành niềm tự hào Việt Nam” - TS Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh.

Có được thành công trên phải kể đến vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp (DN), trong đó có DNNVV, mà ở đó mỗi doanh nhân, DN đã mạnh dạn đổi mới tư duy, đầu tư công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh; ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường; điều tra, khảo sát, nắm chắc thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu sản phẩm, hàng hóa của DN trên thị trường; thiết lập hệ thống phân phối đưa hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng.

Mặt khác, với đặc điểm kinh tế Việt Nam có trên 96% là DNNVV, trong đó DN siêu nhỏ chiếm hơn 62%. Trong lĩnh vực bán lẻ, tỷ lệ này còn cao hơn. Hạ tầng bán lẻ như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh… tăng nhanh nhưng phân phối không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở thành phố, thị xã, thị trấn, trong khi thị trường rộng lớn ở khu vực nông thôn, miền núi mạng lưới chợ còn quá mỏng; việc bố trị quỹ đất cho phát triển hạ tầng thương mại tại nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng còn nhiều hạn chế nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp, nhà đầu tư. Ta có nhiều lợi thế về tiềm năng, điều kiện và dư địa để phát triển thị trường bán lẻ nhưng các DN bán lẻ nhỏ và siêu nhỏ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như khả năng tiếp cận với nguồn vốn, mức thuế cao, thủ tục hành chính và các chi phí khác để tiếp cận đất đai khi mở chuỗi siêu thị, chi phí cấp phép xây dựng, xin cấp phép dựng biển quảng cáo, thuê mặt bằng kinh doanh cao do giá bất động sản cao. Đó chính là khó khăn, trở ngại lớn làm hạn chế đến kết quả thực hiện CVĐ thời gian qua.

Giải pháp nào cho giai đoạn mới?

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với tốc độ thâm nhập và mở rộng thị trường của các hãng phân phối nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gia tăng, gây sức ép rất lớn cho các nhà bán lẻ nội địa. Nhiều hàng hóa sản xuất trong nước bị suy giảm thị phần, thiếu vắng thương hiệu Việt Nam. Để không bị thua ngay trên sân nhà, một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để CVĐ trong thời gian tới đạt kỳ vọng như mong muốn?

Do đó, Hiệp hội DNNVV đề xuất giải pháp, kiến nghị với Đảng, Nhà nước tập trung rà soát, ban hành, bổ sung các cơ chế, bãi bỏ thủ tục hành chính còn chồng chéo, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh hàng hóa nội địa nhằm tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa nội địa nhằm tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa và tiêu dùng. Xây dựng những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn; sản xuất hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao và xây dựng thương hiệu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng, góp phần thực hiện thắng lợi CVĐ.

Ông Nguyễn Hữu Đường - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hòa Bình kiến nghị, muốn CVĐ đạt được hiệu quả cao nhất, công tác tuyên truyền phải được triển khai sâu rộng từ người đứng đầu địa phương, Hội Người cao tuổi, Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên… Công tác tuyên truyền cũng cần được triển khai đến đối tượng học sinh, sinh viên… Người tiêu dùng Việt Nam nếu tích cực ủng hộ hàng Việt Nam sẽ tạo điều kiện để hàng hóa, doanh nghiệp Việt có chỗ tiêu thụ sản phẩm, tạo giá trị kinh tế mà còn đảm bảo an sinh xã hội.

“Về phía DN, với vai trò là nhà bán lẻ, chúng tôi mong muốn được hưởng chính sách ưu đãi về thuê mặt bằng như các nhà đầu tư nước ngoài đang được hưởng. Chúng tôi cam kết sẽ giảm giá thuê mặt bằng, cung cấp hàng giá rẻ hơn cho người tiêu dùng, ủng hộ hàng hóa do DNNVV Việt Nam sản xuất để ủng hộ hàng hóa Việt, người tiêu dùng Việt Nam” - ông Nguyễn Hữu Đường chia sẻ.

TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế chia sẻ, trong số các DN tại Việt Nam, 98% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất ra phần lớn hàng tiêu dùng Made in Vietnam. Nhưng đây cũng là thành phần kinh tế gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn kinh doanh. Chính phủ đã có những chính sách thuế ưu đãi, quỹ hỗ trợ và quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp DN nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng, nhưng những hỗ trợ đó còn rất hạn chế.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, một trong những giải pháp vốn điển hình là hình thức cho vay ngang hàng P2P Lending, qua đó các công ty Fintech kết nối nhà đầu tư với DN vay vốn qua ứng dụng công nghệ thông tin. “Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty P2P Lending có hoạt động được xem là đáng tin cậy. Đây là hình thức tiếp cận vốn DN nhỏ và vừa có thể tiếp cận” - TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website