Từ chuyển biến nhận thức đến hành động
Chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về hàng Việt
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam sáng 2/8/2019, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cho biết, qua 10 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã góp phần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thông qua nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương, doanh nghiệp, Cuộc vận động đã mang lại những kết quả thiết thực, tích cực. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với nội dung phong phú, hấp dẫn hơn, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
“Các doanh nghiệp, người sản xuất đã đề cao trách nhiệm với người tiêu dùng, chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ coi trọng quảng bá sản phẩm, phát triển hệ thống phân phối, từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng”, ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, đồng thời nhận định nhiều thương hiệu hàng Việt Nam đã chiếm thị phần khá lớn trong hệ thống phân phối của chúng ta nhờ có Cuộc vận động.
Theo báo cáo của Nạp Tiền 188bet , hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt ở tỉ lệ từ 90% trở lên.
Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên.
Theo ông Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, đã nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thường xuyên của các cấp chính quyền, mặt trận tổ quốc các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.
Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp đã chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
“Nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của người Việt Nam, thực sự chinh phục người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tới một số nước trên thế giới. Những kết quả đó đã góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, , tiến tới xuất siêu trong những năm gần đây, , nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu đã không còn hiện tượng sốt giá, thiếu hàng vào dịp lễ tết, mùa vụ”, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm (đặc biệt trong các năm 2018, 2017, 2016 tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ lần lượt ở các mức 11,7%, 10,9%, 10,2%).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây. Nền kinh tế chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu (năm 2010, Việt Nam nhập siêu là 12,5 tỷ USD; năm 2018, Việt Nam xuất siêu gần 7,2 tỷ USD).
Một số ngành hàng sản xuất Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm (tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỷ lệ nội địa hóa ngành da giầy chiếm khoảng 40-50%...).
Báo tạo tại Hội nghị, bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, Cuộc vận động đã giúp người tiêu dùng nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi đối với sản xuất trong nước, từ đó thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt, bước đầu hình thành nét đẹp văn hóa trong người tiêu dùng Việt Nam.
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Dư luận Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, 67% người được hỏi cho rằng, kể từ khi có Cuộc vận động, bản thân họ đã “Tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ”.
So sánh với các năm trước đây, có thể thấy sự chuyển biến trong nhận thức, thái độ của người dân khi mua sắm hàng hóa đã có sự thay đổi đáng kể với xu hướng tăng dần về tỷ lệ (năm 2010 là 59%, năm 2014 là 63%, năm 2019 là 67%).
Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, thiết thực đối với hoạt động tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh hàng Việt, các đại biểu cũng thẳng thắn cho rằng Cuộc vận động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai, dẫn đến một số hạn chế cho doanh nghiệp, đặc biệt khi thực hiện theo các thỏa thuận, hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết.
“Có một điều đáng buồn là vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong Cuộc vận động này ngày càng giảm. Một số cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp chưa quan tâm đúng mực khi triển khai thực hiện Cuộc vận động”, ông Trần Quốc Vượng chia sẻ, đồng thời cho rằng Ban chỉ đạo Cuộc vận động tại một số địa phương chưa chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, cùng với đó là các hiệp hội ngành nghề chưa phát huy được tối đa vai trò của mình trong việc triển khai Cuộc vận động.
Theo ông Trần Quốc Vượng, không thể phủ nhận việc một số mặt hàng Việt Nam chưa thực sự thu hút người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng, độ an toàn và giá cả. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn diễn ra ở nhiều nơi.
Cơ chế bảo đảm cạnh tranh, sản xuất, chưa hoàn thiện cũng dẫn đến việc còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, vi phạm xuất xứ hàng hóa, ảnh hưởng đến doanh nghiệp làm ăn chân chính là người tiêu dùng.
Nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại và lan tỏa sâu rộng hơn trong toàn xã hội, trong thời gian tới, Cuộc vận động sẽ cần tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, sáng tạo và thiết thực hơn nữa, để Cuộc vận động không chỉ là phong trào mà còn phải trở thành động lực thúc đẩy sản xuất theo cơ chế thị trường.
Trong đó, tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền và chú trọng sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao, đồng thời không ngừng hoàn thiện thể chế xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh và tăng cường kiểm tra thực hiện Cuộc vận động, phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát, phát hiện, tố giác hành vi làm hàng nhái, hàng giả.
Cùng với đó, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cũng cần không ngừng đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt chất lượng cao, giá thành hợp lý, qua đó chiếm lĩnh thị trường trong nước, thâm nhập sâu vào thị trường quốc tế, góp phần vào sự nghiệp phát triển hàng Việt.
Cũng tại Hội nghị, UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng bằng khen cho 82 tập thể và 147 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam 10 năm qua.