Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao vị thế của Việt Nam trong hệ thống thương mại quốc tế

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được ký kết góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU. Việc ký hai hiệp định cũng gửi đi thông điệp về quyết tâm của Việt Nam trong tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Hai hiệp định EVFTA và EVIPA được ký kết trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển tốt đẹp, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Phát biểu ý kiến tại buổi “Đối thoại về Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU: Cơ hội cho các doanh nghiệp” diễn ra ngày 1-7 vừa qua tại Hà Nội, bà Ê.Cô-ních, Phó Tổng cục trưởng Thương mại châu Âu, Trưởng đoàn đàm phán EVFTA của EU nhận định: Những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong EVFTA sẽ tạo cơ sở và động lực thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và EU phát triển toàn diện và sâu sắc hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai bên. Đối với Việt Nam, khi EVFTA đi vào thực thi, gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Ngoài ra, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU có tính bổ sung cao cho nên nếu được triển khai, EVFTA sẽ tạo một cú huých lớn cho tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư của Việt Nam. Những quy định trong EVFTA tạo cơ hội cho Việt Nam đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, nhất là nông sản, thủy sản, vốn là những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. 

Đối với EU, lợi ích thu được cũng rất rõ ràng. Nghiên cứu của EU cho thấy, EVFTA sẽ làm tăng GDP của EU trong dài hạn, bằng việc tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) N.Au-đi-ê khẳng định, các doanh nghiệp châu Âu rất ủng hộ EVFTA và EVIPA sớm được thực thi, với hy vọng hai hiệp định sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư, loại bỏ thuế quan và mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp và người tiêu dùng hai bên. Theo ông N.Au-đi-ê, Việt Nam là quốc gia phát triển mạnh tại khu vực Đông - Nam Á, với môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện. Do vậy, EU muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam là điều dễ hiểu. Trước khi EVFTA có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp châu Âu đã lập văn phòng đại diện và chi nhánh, hoặc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam nhằm hưởng lợi từ hiệp định.

Đại sứ B.An-giê-lét, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh, việc ký các hiệp định về thương mại và đầu tư với EU cũng góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trong hệ thống thương mại quốc tế, phát huy vai trò cầu nối của Việt Nam trong quan hệ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông - Nam Á (ASEAN) và EU. EVFTA được EU đánh giá là hiệp định thương mại tự do “tham vọng nhất” mà khối này từng ký với một quốc gia đang phát triển. Sau Xin-ga-po, Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN ký FTA với EU. Đại sứ B.An-giê-lét bày tỏ hy vọng, việc ký EVFTA và EVIPA sẽ tạo nền tảng, cầu nối để EU hợp tác chặt chẽ hơn với ASEAN, nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. 

Cũng như các hiệp định thương mại tự do khác, bên cạnh những lợi ích, Hiệp định EVFTA cũng có thể tạo ra một số thách thức nhất định với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam cũng phải cam kết mở cửa thị trường đối với hàng hóa EU, tạo ra sức ép cạnh tranh cho nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam. Tuy nhiên, đây được đánh giá là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp, tạo động lực mang lại bước phát triển bứt phá cho nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định EVFTA cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về thủ tục đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, phát triển bền vững… Để thực hiện đầy đủ những quy định này, Việt Nam phải cải cách hệ thống pháp lý trong nước. Về cơ bản, việc này phù hợp chủ trương cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả của dịch vụ công… mà Việt Nam đang nỗ lực triển khai. Chủ tịch EuroCham N.Au-đi-ê nhấn mạnh, việc ký EVFTA và EVIPA cho thấy, Việt Nam đã cam kết thực hiện những tiêu chuẩn cao của thế giới trong thương mại, đầu tư, môi trường, phát triển bền vững. Thực hiện được những cam kết trong EVFTA và EVIPA sẽ giúp khẳng định tiếng nói của Việt Nam trong việc ủng hộ tăng cường hệ thống thương mại đa phương tự do, công bằng, minh bạch và dựa trên luật lệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và xung đột thương mại quốc tế gia tăng.

EVFTA và EVIPA là kết quả của chặng đường đàm phán kéo dài bảy năm, đánh dấu một bước tiến trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. EVFTA và EVIPA được ký kết cũng là một bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và EU; góp phần tăng cường kết nối, hợp tác giữa ASEAN và EU, thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn giữa hai khu vực.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website