Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đưa hàng Việt lên sàn thương mại điện tử: Làm gì để thành công?

Việc đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã và sẽ mang lại cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong quảng bá, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để tận dụng thành công, doanh nghiệp cần sự chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng.

Sau quá trình xây dựng và hoàn thiện, tháng 4/2019, Cổng Thông tin điện tử của Sở Công Thương Hà Tĩnh tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đã được nâng cấp thành công, kết nối trực tiếp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Với mong muốn tạo điều kiện cho các hộ gia đình, doanh nghiệp khởi nghiệp, DNNVV ở các vùng nông thôn toàn tỉnh tiếp cận mô hình TMĐT, đưa hàng hóa chất lượng cao đến với người tiêu dùng nội tỉnh và trong cả nước.

Nhận thức được lợi ích của sàn TMĐT, doanh nghiệp Hà Tĩnh đã chủ động tìm đến các sàn giao dịch để đăng ký. Thông qua kênh này, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận giao dịch hàng hóa, sản phẩm chủ lực… Các nhóm sản phẩm đã được giới thiệu trên trang gồm: Thực phẩm từ hàng nông sản; trái cây (cam, bưởi); đặc sản địa phương (lươn, cà muối, bánh đa, măng, muối, gạo…); các sản phẩm thủ công mỹ nghệ…, nhận được phản hồi tích cực từ doanh nghiệp.

Việc đầu tư nâng website của Sở Công Thương Hà Tĩnh đã góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính công, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành giao dịch trên môi trường mạng giống như đang thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Cùng với đó, Sở hoàn thiện và đưa bản đồ trực tuyến hệ thống phân phối hàng hóa lên Cổng Thông tin điện tử của đơn vị theo Bản đồ cung cấp các điểm phân phối, bán hàng, cơ sở, đại lý, siêu thị kinh doanh thương mại... trên địa bàn tỉnh; có thể đề xuất địa điểm theo yêu cầu của người mua, người tiêu dùng, nhà quản lý. Bà Tôn Thị Thu Trang - phụ trách phát triển TMĐT Sở Công Thương Hà Tĩnh - cho biết: Bản đồ cũng có thể coi như một bức tranh phản ánh thực trạng, quy mô thị trường tỉnh Hà Tĩnh bao gồm: Mạng lưới phân phối trên toàn địa bàn tỉnh; hệ thống hậu cần; các đầu mối (nhà phân phối lớn); hệ thống đại lý, cửa hàng... Đây là công cụ để hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước truy xuất thông tin về các điểm bán hàng, làm căn cứ điều chỉnh quy hoạch và vận hành mạng lưới phân phối trên toàn tỉnh phù hợp nhu cầu và định hướng phát triển thị trường theo hướng tích cực. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tìm hiểu mạng lưới phân phối hàng hóa tại khu vực và các vùng lân cận để có được sự đầu tư đúng đắn khi chọn ngành nghề kinh doanh, vị trí xây dựng cửa hàng. Được biết, hệ thống bản đồ sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung nhiều thông tin và các tiện ích trong thời gian tới, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước.

Nhằm từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực, đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, Sở Công Thương Hà Tĩnh đang nghiên cứu, tiến hành hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho 5 doanh nghiệp chủ lực trong các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh, ưu tiên doanh nghiệp tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" tại các địa phương trên địa bàn. Đồng thời, xây dựng Sàn giao dịch thương mại nông sản kết nối các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. Dự kiến, đến tháng 3/2020, sàn giao dịch này sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động, mở ra các kênh xúc tiến thương mại mới và nhiều tiềm năng để giới thiệu sản phẩm hàng hoá tiêu biểu nội tỉnh đến gần hơn với khách hàng trong cả nước.

Bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp cần chú trọng ứng dụng TMĐT hơn nữa, đẩy mạnh hoạt động thông qua những tiện ích mà TMĐT mang lại trong quá trình phát triển thị trường.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website