Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm nhấn ở Festival Bảo tồn - Phát triển Làng nghề Việt Nam 2023

Festival Bảo tồn và Phát triển Làng nghề Việt Nam 2023 sẽ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 11 tới tại nhiều địa điểm ở Hà Nội, trong đó sự kiện chính diễn ra từ ngày 9-12/11tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long.

Festival lần này được xây dựng với nhiều điểm mới, nổi bật như lần đầu tiên tổ chức vinh danh khoảng 100 nghệ nhân, thợ giỏi của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Festival được tổ chức nhằm bảo tồn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; hình thành các nét văn hóa đương đại của làng nghề Việt Nam; trong đó lấy các làng nghề của thành phố Hà Nội làm trung tâm để lan tỏa đến các địa phương khác.

Những hoạt động của Festival sẽ góp phần tạo nên không gian giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề; tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi, người lao động trong các làng nghề. Đồng thời, quảng bá, giới thiệu các làng nghề, phố nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước. Từ đó, từng bước thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển du lịch trong các làng nghề.

Tại Festival, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức. Sự kiện chính “Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023” diễn ra từ ngày 9-12/11 với 3 nội dung gồm Lễ Vinh danh các nghệ nhân, thợ giỏi với khoảng 100 đại biểu nghệ nhân, thợ giỏi của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Lễ Khai mạc Festival và Hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.

Festival lần này được xây dựng với nhiều điểm mới, nổi bật như lần đầu tiên tổ chức vinh danh khoảng 100 nghệ nhân, thợ giỏi của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Festival lần này có sự tham gia của đông đảo các đoàn khách, gian hàng quốc tế. Cụ thể, trong hơn 300 gian hàng giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP có 20 gian hàng quốc tế…

Lễ khai mạc Festival được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, nơi hội tụ, kết tinh những giá trị lịch sử, văn hóa cao quý nhất (dự kiến tối 9/11), với khoảng 300 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành, thành phố Hà Nội và các địa phương; đại diện một số tổ chức quốc tế, các nghệ nhân, thợ giỏi được vinh danh và tham gia hội chợ. Trong đó, nổi bật là lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên và tái hiện lễ rước tổ nghề tại một số làng nghề truyền thống Việt Nam (dự kiến tái hiện lễ rước tổ nghề làng nghề giày da Hoàng Diệu-Hải Dương và làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông).

Bên cạnh đó, có 6 sự kiện hưởng ứng Festival do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì và phối hợp thực hiện gồm Đêm biểu diễn chương trình nghệ thuật của các làng nghề văn hóa truyền thống; Hội thảo Quốc tế bảo tồn và phát triển làng nghề; Hội thảo kết nối giao thương Việt Nam - San Marino; Hội thảo Xúc tiến Thương mại Việt Nam - Mông Cổ; Hội thảo xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm tơ; Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023.

Bên cạnh đó là mong muốn thay đổi tư duy, cách nhìn trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề theo hướng bền vững và từng bước vươn ra hội nhập với thế giới. Đặc biệt, trong khuôn khổ Fesstival, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thi Sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam năm 2023, nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá và tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam; khuyến khích các tác giả phát huy ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, vừa có tính kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thông qua đó góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện thu nhập cho người lao động.

Đối tượng dự thi là tất cả các tổ chức, cá nhân không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có khả năng sáng tác, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ phù hợp quy chế (trừ các thành viên trong Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo).

Làng nghề Hạ Thái tại huyện Thường Tín (Hà Nội) từ lâu đời đã nổi tiếng với nghề sơn mài truyền thống. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Sản phẩm dự thi gồm sản phẩm thủ công mỹ nghệ thuộc 5 nhóm đáp ứng được tiêu chí theo Quy chế Hội thi gồm gốm sứ và thủy tinh; dệt và thêu; mây, tre, lá; sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ; khác (sừng, trai ốc, chạm khắc đá kim khí; hoa, tranh…).


Tác giả: An Hưng tổng hợp

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website