Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đẩy mạnh phát triển thương hiệu quả vải tại Úc

Với những nỗ lực triển khai hoạt động xúc tiến thương mại của Thương vụ Việt Nam tại Úc, từ quả vải không được gắn thương hiệu doanh nghiệp dẫn đến chất lượng không bảo đảm. Đến nay quả vải Việt tại thị trường Úc đã được các nhà nhập khẩu nâng niu về thương hiệu và chất lượng hơn.

Vải Việt đến Úc có chất lượng ổn định

Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, từ tháng 4 nhận biết các nhà nhập khẩu vải tại Úc e ngại nhập vải Việt Nam, Thương vụ đã liên tục vận động, cam kết đồng hành. Nhờ tâm huyết của một số nhà nhập khẩu như 4waysfresh, Bato Ausales… vải Việt đến Úc có chất lượng ổn định. Vải Việt Nam nhập đường không với chất lượng tốt đã được tiêu thụ với giá khoảng 400.000 đến 500.000 đồng/1kg. Trong khi đó hàng chục tấn vải đi đường biển cũng vừa thông quan và đưa ra thị trường tại nhiều bang với giá bán khoảng 260.000  đồng/1kg.

Tuy nhiên năm nay vải Việt Nam gặp nhiều thách thức tại Úc. Thương vụ Việt Nam đã đề ra giải pháp sáng tạo, phối hợp các nền tảng trực tuyến có lượt truy cập lớn Direct Flights và Ezy Healthcare để quảng bá quả vải, đồng thời giới thiệu Việt Nam như một điểm đến tham quan không chỉ có thiên nhiên xanh đẹp mà còn có dịch vụ chăm sóc y tế, thẩm mỹ tiên tiến.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, hàng chục tấn vải Việt Nam tiếp tục cập bến Úc với chất lượng thơm ngon, tuy nhiên, năm nay vải Việt Nam gặp bất lợi tại thị trường Úc do sản lượng vải Úc tốt nhất trong các năm, mùa vụ thu hoạch trễ, “no vải” Úc chỉ vài tháng trước mùa vụ của Việt Nam; vải Trung Quốc cập bến Úc trước và rẻ hơn vải Việt Nam; sức mua thị trường giảm sút do cơn bão giá thuê nhà tại Úc.

Trước tình hình đó, Thương vụ đã phối hợp liên kết quảng bá quả vải trên các nền tảng trực tuyến  được nhiều người truy cập; kết hợp quảng bá du lịch, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ tiến tiến tại Việt Nam.

Được biết, hai nền tảng trực tuyến  DirectFlights và Ezy Healthcare đã nhất trí ủng hộ quảng bá, vận động tiêu thụ quả vải Việt Nam tại thị trường Úc và các nước có liên quan trong hoạt động của đơn vị, đồng thời phối hợp Thương vụ Việt Nam tại Úc để quảng bá thu hút nhiều khách đến Việt Nam du lịch và khách đến nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ.

Chung tay vì quả vải và người nông dân Việt, nền tảng Direct Flights &  Ezy Healthcare, đồng ý tài trợ 01 vé máy bay khứ hồi chặng Úc-Việt Nam để thúc đẩy tiêu thụ vải Việt Nam và cam kết tích cực phối hợp quảng bá quả vải Việt Nam trên nền tảng nổi tiếng tại Úc của đơn vị”- đại diện Thương vụ Việt Nam tại Úc thông tin.

Ngoài ra, Thương vụ đã tích cực quảng bá quả vải qua các kênh của Thương vụ, gửi các tài liệu quảng bá đến các Hiệp hội, nhà xuất khẩu từ trước mùa vải và dù mùa vải năm nay gặp nhiều bất lợi tại Úc, nhưng Thương vụ đã vận động được một số nhà nhập khẩu vải đưa vào đến Úc.

Chú trọng thương hiệu, nâng cao chất lượng

Sau khi Thương vụ triển khai chương trình hành động 3 năm qua, từ quả vải không được gắn thương hiệu doanh nghiệp dẫn đến chất lượng không bảo đảm. Đến nay quả vải Việt đã được các nhà nhập khẩu nâng niu về thương hiệu và chất lượng hơn.

Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, để quả vải Việt Nam có chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường này, bên cạnh nhãn hiệu nhà xuất khẩu, cần thống nhất xây dựng nhãn hiệu vùng trồng trên từng thùng. Thương vụ luôn chủ động tiếp thị, tạo hiệu ứng tốt về vải Việt Nam, nhưng nhận diện Thương hiệu vùng trồng và quản lý chất lượng đồng nhất cần đẩy mạnh.

Hiện nay, mùa vụ vải Úc ngày càng dài, chất lượng tốt, Thương vụ mong muốn vùng trồng vải phối hợp xây dựng thương hiệu vải Việt Nam loại 1 tại Úc (Premium) để khẳng định chất lượng, phát triển thị trường.

Các thùng carton đựng vải cần gia cố cứng hơn để đảm bảo khi bị méo, bẹp khi vận chuyển; cần ưu tiên đưa vải đến Úc sớm hơn và đề nghị vùng trồng phối hợp Thương vụ để tổ chức lễ hội dùng thử vải hằng năm”- đại diện Thương vụ Việt Nam tại Úc lưu ý.

Ngoài ra, đã có hiện tượng nhà xuất khẩu chỉ cần xuất vào Úc 1 vài tấn để lấy thương hiệu, chứ không chú trọng đẩy mạnh sản lượng, Thương vụ Việt Nam tại Úc cũng đề nghị vùng trồng cần có chính sách xuất khẩu sang Úc để khẳng định chất lượng vải Việt Nam tại thị trường khó tính. Đồng thời đẩy mạnh chế biến vải đóng hộp, vải khô, cocktail vải không cồn (xu hướng cocktail không cồn tại Úc).


Tác giả: Thu Phương

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website